Thanh Hóa: Thay đổi lớn nhờ chính sách, pháp luật đất đai

Văn Dũng| 07/10/2021 16:27

(TN&MT) - Luật Đất đai năm 2013 đã có những sự điều chỉnh quan trọng trong việc hoàn thiện chính sách đối với tất cả các lĩnh vực: Công nghiệp, thị trường bất động sản, môi trường… Đặc biệt trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, các chính sách này đã thúc đẩy phát triển thị trường hàng hóa nông nghiệp, tạo điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đã góp phần làm thay đổi lớn về kinh tế- xã hộ và môi trường Thanh Hóa trong những năm gần đây.

* Tác động lớn đến phát triển kinh tế- xã hội

Ngay sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực, Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa đã tham mưu ban hành Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 20/4/2015 của BCH Đảng bộ tỉnh về tái cơ cấu ngành nông nghiệp  đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững; Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 11/01/2019 của BCH Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030... Đến năm 2020, toàn tỉnh đã tích tụ, tập trung được 10.790 ha đất nông nghiệp, nâng tổng số đất đai được tích tụ trên địa bàn tỉnh hơn 26.600 ha (tích tụ ruộng đất thực hiện dự án Nhà máy chế biến sữa và chăn nuôi nuôi bò sữa tập trung theo quy mô công nghiệp Yên Mỹ đã tích tụ trên 170 ha đất để xây dựng nhà máy và trang trại bò sữa).

Nhiều dự án đầu tư vào KKT Nghi Sơn

Cùng với nông nghiệp, thì chính sách phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp, đô thị và dịch vụ cũng được tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất theo quy định, từ đó chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hoá trên địa bàn toàn tỉnh, đưa vào quy hoạch khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm  công nghiệp để kêu gọi và thu hút đầu tư, đồng thời phát triển quỹ đất thương mại, dịch vụ, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất phát triển hạ tầng,  các khu dân cư mới, khu đô thị mới... để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát triển nhà ở... tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, là nguồn lực để phát triển đất nước.

Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ  tầng, phát triển đô thị được mở rộng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH nâng cao đời sống nhân dân, rút ngắn được khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Đối với chính sách phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản đã tạo lập được cơ chế để thị trường bất động sản hoạt động và phát triển tương đối nhanh, đồng bộ. Giao dịch về quyền sử dụng đất đã dần đi vào khuôn khổ theo quy định pháp luật, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách và trở thành một trong những nguồn lực quan trọng cho việc phát triển kinh  tế - xã hội của địa phương.

Luật Đất đai 2013 đã quy định chặt chẽ về điều kiện để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Luật cũng đưa chế tài mạnh về thu hồi đất mà không bồi thường đối với dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ  sử dụng sẽ giúp lựa chọn được những nhà đầu tư có năng lực để triển khai dự án.      Với quy định xây dựng khung giá đất, bảng giá đất định kỳ 5 năm nhưng khi có biến động thì điều chỉnh cho phù hợp với thị trường, việc xác định giá tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo giá đất cụ thể phù hợp thị trường; Luật tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính thu thuế, phí, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất bảo đảm Nhà nước không bị thất thu, góp phần cho sự phát triển của thị trường bất động sản minh bạch, bình đẳng.

Quy hoạch vùng nông nghiệp chất lượng cao Lam Sơn- Sao Vàng

Luật Đất đai 2013 quy định cụ thể những yêu cầu của Nhà nước đối với người sử dụng đất như: bảo hộ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất; quy định quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi đủ điều kiện, kể cả trường hợp sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Luật cũng mở rộng quyền cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất, quy định mở rộng hơn quyền tiếp cận đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân và tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất, kinh doanh. Với doanh nghiệp trong nước và nước ngoài thì việc áp dụng các quy định về thu hồi đất, hình thức giao đất, cho thuê đất đều bình đẳng như nhau.

Cùng với đó, công tác quản lý đất đai đi vào ổn định, hợp lý sẽ tạo ra một yếu tố hỗ trợ nguồn lực cho thị trường bất động sản. Thực trạng thị trường chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn, thế chấp trên địa bàn thị xã hiện nay diễn ra tương đối sôi động.

Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái

Ngoài việc tác động đến các vấn đề xã hội, chính sách pháp luật về đất đai đã tác đông lớn đến bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đó là cung cấp tư liệu sản xuất cho người dân và tạo điều kiện cho người dân tham gia dự án, nâng cao đời sống xóa đói giảm nghèo từ nguồn thu chính đáng;  tạo điều kiện cho các chủ sử dụng đất đầu tư nhân lực, tiền vốn cho sản xuất, khai thác quỹ đất thật sự có hiệu quả; nhiều mô hình trang trại được hình thành; giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho nhân dân trên địa bàn.

Nhiều việc làm được tạo ra đã giúp ổn định đời sống cho người dân thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch quỹ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Đặc biệt là chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã góp phần ổn định đời sống của người có đất bị thu hồi. Quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được    đảm bảo thông qua các chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện các quy định về công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; thủ tục hành chính;....

Cảng Nghi Sơn

Thanh Hóa đã thực hiện có hiệu quả chương trình “xóa đói, giảm nghèo” thông qua các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời   sống khó khăn; chính sách giao đất không thu tiền đối với đất sản xuất nông nghiệp; chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất ở, công nhận quyền sử dụng đất và chính sách miễn, giảm các loại thuế liên quan đến đất   đai cho các hộ nghèo. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, người có thu nhập thấp, thông qua chính sách ưu đãi về miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuế, phí, lệ phí và các chính sách khác có liên quan.

Công tác giao đất, giao rừng cung cấp số liệu phục vụ công tác hoạch định chính sách, xây dựng các quy hoạch, kế hoạch thực hiện công tác lâm nghiệp trên địa bàn. Góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, chủ rừng và nhận thức của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu và góp phần ngăn chặn được tình trạng suy thoái rừng.

"Đất sản xuất nông nghiệp được tích tụ, tập trung đã tạo điều kiện cho việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp, đầu tư nâng cấp hạ tầng; đẩy mạnh thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, đặc biệt diện tích đất trồng lúa được quy hoạch thành các vùng sản xuất lúa cao sản, lúa chất lượng cao với quy mô lớn, có giá trị  kinh tế cao tại các huyện Yên Định, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Đông Sơn,...thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Qua đó đóng góp quan trọng vào tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của  tỉnh, bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao thu nhập cho người nông dân".

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thanh Hóa: Thay đổi lớn nhờ chính sách, pháp luật đất đai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO