Trả lời
Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên và môi trường tư vân như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển như sau:
- Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong phạm vi vùng biển tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 06 hải lý thuộc phạm vi quản lý;
- Tổng cục Thủy sản thực hiện cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong khu vực biển ngoài 06 hải lý, khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 06 hải lý.
Trong khi đó, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 37 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì hồ sơ và trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển như sau:
Hồ sơ cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển bao gồm:
- Đơn đăng ký theo Mẫu số 29.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 30.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định;
- Sơ đồ khu vực biển kèm theo tọa độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị giao.
Trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, xin ý kiến cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, đơn vị có liên quan và xem xét cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này nếu đáp ứng các quy định. Trường hợp không cấp phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.