Thái Nguyên: Thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển kinh tế - Xã hội

16/12/2017 00:00

(TN&MT)- Năm 2017, Thái Nguyên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phát triển KT-XH: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm ước 12,6%; thu ngân sách trong cân đối ước đạt 12 nghìn tỷ đồng, vượt hơn 33,2% so với kế hoạch, hoàn thành kế hoạch Trung ương giao trước 3 tháng; giá trị xuất khẩu tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao…

Đạt được những thành tựu quan trọng đó có vài trò quan trọng của công tác thu hút đầu tư phát triển vào địa bàn - đó là lời khẳng định của đồng chí Vũ Hồng Bắc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường.

Kỳ hợp thứ 6, HĐN tỉnh Thái Nguyên  khóa XIII vừa thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng nhằm phát triển KT-XH bên vững.
Kỳ hợp thứ 6, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIII vừa thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng nhằm phát triển KT-XH bên vững.

Thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành các văn bản phân công chỉ đạo, điều hành và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, triển khai đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh; trong đó tập trung xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, xây dựng 8 chương trình, 16 đề án, 20 dự án công trình trọng điểm. Do vậy, việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong hai năm 2016-2017 và giai đoạn 2016 - 2020 cơ bản được thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra đáp ứng các yêu cầu, các chỉ số của năm sau luôn cao hơn năm trước.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư được kịp thời triển khai thông qua các giải pháp, biện pháp như: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm; kiểm soát giá cả hàng hóa, dịch vụ và tập trung sử dụng hiệu quả các nguồn vốn; đẩy mạnh các giải pháp cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) và chỉ số hiệu quả, quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI); tăng cường thu hút đầu tư, tổ chức nhiều hội nghị triển khai các chính sách, cơ chế mới của Nhà nước, kiểm tra, rà soát có giải pháp cụ thể đối với các dự án chậm tiến độ, kéo dài trên địa bàn, từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nhiều nhà đầu tư lớn đã vào đầu tư trên địa bàn, nhiều dự án lớn được khởi động; nhiều dự án đã hoàn thành, đi vào sản xuất, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, tiếp tục đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Sam sung Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 15 tỷ USD. Đến nay, tổ hợp điện tử Samsung Việt Nam, tổng lực lượng lao động của công ty khoảng 160 nghìn người, đóng góp 22% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2016 (gần 40 tỷ USD). Thứ trưởng Võ Tuấn

Công ty Sam Sung Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 15 tỷ USD. Đến nay, tổ hợp điện tử Samsung Việt Nam, tổng lực lượng lao động của công ty khoảng 160 nghìn người, đóng góp 22% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2016 (gần 40 tỷ USD). Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân (người thứ nhất bên phải ảnh) làm việc với Công ty Sam Sung Việt Nam tại tỉnh Thái Nguyên.

Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hồng Bắc cho biết: Bên cạnh cơ chế chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của Trung ương, tỉnh Thái Nguyên cũng ban hành một số các chính sách ưu đãi đặc thù nhằm mục đích thu hút đầu tư, hỗ trợ nhà đầu tư khi có mong muốn tìm hiểu đầu tư vào tỉnh, có thể kể đến một số nét nổi bật và cơ bản: Áp dụng các mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường; Miễn giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư; Hỗ trợ các thủ tục cần thiết trong suốt quá trình tiến hành đầu tư trong các lĩnh vực: xây dựng, giải phóng mặt bằng, giao thông, môi trường, lao động. Tại các địa bàn trong tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn sẽ có những mức ưu đãi, hỗ trợ đặc thù;

Ngoài ra các nhà đầu tư khi thực hiện các dự án đầu tư vào tỉnh nhà, ngoài các cơ chế chính sách trên sẽ được các cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất khi có nhu cầu đầu tư tại tỉnh.

Dự án Khu đô thị kiểu mẫu số 1 thị trấn Hùng Sơn và chợ trung tâm huyện Đại Từ được khởi công xây dựng từ tháng 12-2016 với tổng diện tích trên 20ha do Công ty CP Đầu tư Phát triển và Thương mại BCD làm chủ đầu tư.
Dự án Khu đô thị kiểu mẫu số 1 thị trấn Hùng Sơn và chợ trung tâm huyện Đại Từ với tổng diện tích trên 20ha do Công ty CP Đầu tư Phát triển và Thương mại BCD làm chủ đầu tư với quy mô hiện đại, vừa được khai trương đưa vào sử dụng.

Thông qua các cơ chế - chính sách, giải pháp, biện pháp để thu hút đầu tư vừa qua đã có rất nhiều các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đã đến tìm hiểu và đầu tư tại tỉnh nhà. Ước tính cả năm 2017 tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh đạt 50 nghìn tỷ đồng trong đó vốn đầu tư khu vực FDI khoảng 26,6 nghìn tỷ đồng; vốn đầu tư của khu vực kinh tế trong nước đạt 23,4 nghìn tỷ đồng; tính đến hết tháng 10/2017 đã có 13 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới với tổng vốn đầu tư đăng ký là 120 triệu USD; Các dự án lớn như Samsung, đa kim Núi Pháo, nhiệt điện An Khánh tiếp tục có những đóng góp lớn cho tăng trưởng của tỉnh, đặc biệt là tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu qua đó góp phần ổn định xã hội và cải thiện đời sống của người dân.

Thái Nguyên hiện đang xếp thứ hạng thứ 7/63 tỉnh, thành của cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và là tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như nội địa rất lớn, đặc biệt là khu công nghiệp.Về Chỉ số năng lực cạnh tranh PCI tỉnh Thái Nguyên trong 3 năm 2014, 2015 và 2016 tỉnh Thái Nguyên đều đứng trong “Top” 10 tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh tốt nhất cả nước. Đây cũng chính là những đánh giá, cảm nhận từ phía cộng đồng doanh nghiệp, của các nhà đầu tư đối với bộ máy hành chính của tỉnh. Điều đó cũng phản ánh mức độ hài lòng hay chính là lòng tin của doanh nghiệp, của Nhà đầu tư đối với cơ quan hành chính của tỉnh, đồng thời phản ánh những nỗ lực của các cấp chính quyền đối với việc kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

Việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, các chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, rõ ràng, tình hình trật tự an ninh xã hội được đảm bảo là yếu tố hàng đầu giúp nhà đầu tư yên tâm đầu tư và kinh doanh trên địa bàn. Cùng với đó là khai thác và phát huy thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên trong thu hút đầu tư như:

Thái Nguyên có hệ thống giáo dục lớn thứ ba cả nước với nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp... hàng năm cung cấp hàng trăm nghìn sinh viên tốt nghiệp có trình độ đại học, cao đẳng, công nhân lành nghề với nhiều ngành nghề đào tạo đa dạng vì vậy giúp cho các nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn lao động.

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và Tập đoàn Điện lực Việt Nam khởi công dự án đưa điện về vùng sâu vùng xa tỉnh Thái Nguyên.
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam khởi công dự án đưa điện về vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa tỉnh Thái Nguyên.

Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận tiện: gần sân bay Nội Bài, gần cảng biển Hải Phòng; cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, hệ thống đường giao thông đầy đủ hội tụ ở cả 03 loại gồm đường bộ, đường sắt và đường thủy giúp cho việc lưu thông hàng hóa, loại hình vận tải của nhà đầu tư có thêm nhiều sự lựa chọn.

Việc đẩy mạnh phát triển các dịch vụ hỗ trợ như dịch vụ điện, nước, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng tốt nhu cầu cho đầu tư phát triển mạnh mẽ của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.

Thời gian qua tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện tốt Ba đột phá chiến lược đó chính là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; cải cách hành chính, thu hút đầu tư và phát triển nguồn nhân lực. Đây là 3 lĩnh vực lớn, có vai trò hết sức quan trọng, tác động lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đây cũng chính là những lĩnh vực mà tỉnh Thái Nguyên có nhiều lợi thế cần được phát huy hoặc đang gặp khó khăn cần tập trung tháo gỡ.

Tiếp thep nữa đó là Chương trình “3 đồng hành, 5 hỗ trợ” cho doanh nghiệp nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra. Ba đột phát mà Thái Nguyên đã thực hiện tốt trong thời gian qua đó là: Đột phá đầu tiên là về cơ sở hạ tầng, hạ tầng giao thông; Đột phá về cải cách hành chính, thu hút đầu tư; Phát triển nguồn nhân lực. Thái Nguyên luôn xác định yếu tố con người là khâu đột phá mang tính quyết định trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh đã có Nghị quyết về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về công tác tại các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể của tỉnh Thái Nguyên. Những đãi ngộ cả về vật chất lẫn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác, cống hiến của những nhân tài làm việc cho tỉnh và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc khẳng định: Để thúc đẩy KT- XH phát triển bền vững, thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo bám sát các ngành, địa phương tập trung thực hiện tốt Kế hoạch hành động số 33/KH-UBND của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; Kế hoạch hành động số 35/KH-UBND của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Thực hiện tốt Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 18/4/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Chỉ thị số 31-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính địa bàn tỉnh Thái Nguyên; trong đó tập trung nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, thực thi công vụ và cải thiện cơ chế chính sách; Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp; Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Tăng cường tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư;

Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên tập trung chỉ đạo thực hiện tốt chương trình “3 đồng hành, 3 hỗ trợ” mà tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện: Ba đồng hành gồm: đồng hành đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng hành trong hoàn thiện thể chế pháp luật (trên các lĩnh vực như: cấp phép xuất nhập khẩu, thuế, đất đai, xây dựng, tín dụng, nông nghiệp, nông thôn… và đồng hành xây dựng và thực hiện tốt cơ chế đối thoại, tham vấn ý kiến của doanh nghiệp. Năm hỗ trợ là: hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động, hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi, bảo đảm quyền kinh doanh, bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh, hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với doanh nghiệp và cuối cùng là hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Cùng với đó, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, phát huy tối đa những kết quả mà Thái Nguyên đã đạt được trong những năm qua.

Xuân Vũ – Đình Lộc – Trọng Tài

                                                                                   

 

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thái Nguyên: Thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển kinh tế - Xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO