Thái Bình: Tăng cường quản lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại

Phương Lan| 16/12/2019 10:34

(TN&MT) - Chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại nếu không được quản lý chặt chẽ, phát tán ra môi trường sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt của nhân dân. Vì thế, UBND tỉnh Thái Bình vừa có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cũng như các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tăng cường quản lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy

Theo đó, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm kế hoạch “Không xả rác thải nhựa ra biển”. Sở TN&MT tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT, đặc biệt việc chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại của cơ sở; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Rà soát các cơ sở phát sinh chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại với khối lượng lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường để theo dõi, quản lý theo quy định;

Thường xuyên rà soát báo cáo UBND tỉnh bổ sung các cơ sở thuộc danh sách các cơ sở phải thực hiện việc lập kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại định kỳ hàng tháng, hàng quý.

Chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại nếu không được quản lý chặt chẽ, phát tán ra môi trường sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường (ảnh minh hoạ)

Ban Quản lý KKT và các KCN hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở trong KKT và các KCN thực hiện các quy định về BVMT, phát hiện và báo cáo kịp thời với cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết hoặc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT, đặc biệt là các hành vi vi phạm trong quản lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại.

Sở Y tế phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường kiểm tra, thanh tra các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh trong việc quản lý chất thải y tế.

Công an tỉnh chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT về thu gom, chuyển giao, tiếp nhận, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại trên địa bàn.

UBND các huyện, thành phố, ngoài việc tăng cường thanh tra, kiểm tra thì phải chỉ đạo rà soát, yêu cầu, đôn đốc các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy trên địa bàn quản lý thống kê khối lượng chất thải nguy hại phát sinh (dầu động cơ, dầu hộp số, ắc quy thải…). Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện phân loại chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất của các hộ gia đình như: vỏ dung dịch, hoá chất tẩy rửa, vỏ bao bì thuốc BVTV…

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về BVMT; thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung về BVMT. Rà soát, ký hợp đồng thu gom, xử lý, chuyển giao, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại với tổ chức, cá nhân có đủ năng lực theo quy định; nghiêm cấm hành vi chuyển giao chất thải cho tổ chức, cá nhân không đủ năng lực thu gom, xử lý theo quy định và hành vi đổ trộm chất thải ra môi trường.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thái Bình: Tăng cường quản lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO