(TN&MT) - Chính quyền ra quyết định thu hồi đất của cả trăm hộ dân đã sử dụng ổn định từ những năm 1987 để thực hiện dự án xây dựng Nhà khách UBND TP. Hà Nội và Trường mầm non Nhật Tân 2. Nhưng đến nay, sau nhiều năm phê duyệt, các dự án vẫn đang nằm... trên giấy khiến người dân khốn khổ!.
Có quá nhiều uẩn khúc
Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã đưa tin về việc hơn trăm hộ thuộc tổ 9 và tổ 19, phường Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) kêu cứu về việc không được cơ quan quản lý Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) do nằm trong diện thu hồi đất phục vụ dự án Nhà khách UBND TP. Hà Nội và dự án Trường mầm non Nhật Tân 2.
Ở kỳ báo trước, PV đã nêu ra hàng loạt điểm bất hợp lý về việc chính quyền quận Tây Hồ, TP. Hà Nội thực hiện dự án xây dựng Trường mầm non Nhật Tân 2, tại khu đất có 67 hộ dân thuộc tổ 19, cụm 3, phường Nhật Tân kêu cứu vì thuộc diện thu hồi để phục vụ dự án.
Tại kỳ báo này, PV Báo Tài nguyên và Môi trường dựa trên những tài liệu thu thập được tiếp tục đưa ra những uẩn khúc mà cơ quan chức năng cần làm rõ trong việc thu hồi đất của 37 hộ dân thuộc tổ 9, cụm 2, phường Nhật Tân để thực hiện dự án xây dựng Nhà khách UBND TP. Hà Nội.
Theo tìm hiểu, ngày 30/01/2002, UBND TP. Hà Nội đã ban hành quyết định số 899/QĐ-UB tạm giao 17.340 m2 đất tại phường Nhật Tân, quận Tây Hồ cho Nhà khách UBND thành phố để lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng và chuẩn bị thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà khách UBND thành phố. Trong đó, 14.979,5 m2 đất do Công ty xây dựng Hồng Hà (Tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội) quản lý và 2.360,5 m2 do Công ty đầu tư khai thác Hồ Tây thuê của Nhà nước.Tuy nhiên, tới 03 năm sau, ngày 28/12/2005, dự án đầu tư xây dựng Nhà khách UBND thành phố mới được hợp lý hóa bằng Quyết định số 8488/QĐ-UB về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Nhà khách UBND TP với quy mô sử dụng đất là 24.137 m2.
Theo các hộ dân, việc UBND thành phố ban hành quyết định tạm giao 17.340 m2 đất tại phường Nhật Tân, quận Tây Hồ cho Nhà khách UBND thành phố đã từng được Thanh tra Chính phủ khẳng định là chưa đúng với Luật Đất đai 1993 vì trong luật không quy định việc tạm giao đất, chưa đúng với Thông tư số 207/4/2001/TT-TCĐC của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) về hướng dẫn trình tự lập, xét duyệt hồ sơ xin giao đất, thuê đất đối với tổ chức, cá nhân.
Điều đáng nói, thay vì hủy bỏ Quyết định trái pháp luật trên, ngày 02/03/2006, UBND TP. Hà Nội lại ban hành Quyết định số 1091/QĐ-UB thu hồi 24.137 m2 đất tại phường Nhật Tân giao Ban quản lý dự án Văn phòng UBND thành phố để đầu tư xây dựng Nhà khách UBND thành phố.
Như vậy, so với quyết định tạm giao, quyết định thu hồi đất số 1091/QĐ-UB đã lấy thêm 6.797 m2 đất từ đất đang ở của 37 hộ dân. Ngay sau khi có Quyết định, hàng chục hộ dân quyết tâm phản đối vì cho rằng không thể thu hồi đất của họ khi đã sinh sống ổn định nhiều năm và đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.Đáng chú ý, tại Điều 6 của quyết định này nêu rất rõ, sau 12 tháng nếu Ban quản lý dự án Văn phòng UBND thành phố Hà Nội chưa thực hiện nội dung quy định thì UBND quận Tây Hồ phối hợp với Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Nhà đất lập hồ sơ, trình UBND thành phố thu hồi quyết định giao đất.
Tại quyết định, UBND TP. Hà Nội đã yêu cầu rất rõ là vậy, nhưng sau nhiều năm, chủ đầu tư vẫn không thực hiện đúng theo nội dung trên thì quyết định phải bị thu thồi, tuy nhiên, UBND TP. Hà Nội lại tiếp tục cho thực hiện dự án.
Theo đó, ngày 13/06/2011, UBND TP. Hà Nội có Công văn số 4624/UBND-XD đồng ý về nguyên tắc để Công ty CP tập đoàn Thái Bình và Nhà khách UBND Thành phố Hà Nội hợp tác liên doanh lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà khách UBND TP. Hà Nội tại 584 Lạc Long Quân, quận Tây Hồ theo đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 648/KH&ĐT ngày 28/02/2011. Mặc dù vậy, từ đó đến nay dự án vẫn nằm trên giấy.
Về nguồn gốc đất của 37 hộ dân thuộc tổ 9, phường Nhật Tân được HTX Nông nghiệp Nhật Tân, thuộc xã Nhật Tân, huyện Từ Liêm (cũ) cấp 6.797 m2 từ năm 1987, trong số đó, có 21 hộ gia đình chính sách, 04 tham gia cách mạng tiền khởi nghĩa, 03 gia đình liệt sĩ, 06 gia đình thương binh, còn lại là các gia đình có công với nước và cán bộ, công nhân, viên chức nghỉ hưu đã làm nhà sinh sống ổn định, sử dụng liên tục vào mục đích đất ở từ đó đến nay, không tranh chấp, phù hợp với quy hoạch đô thị và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
Sau đó, khu vực đất này cũng được xác định là ''đất làng xóm đô thị hóa'', được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011, về quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Dự án vẽ trên... giấy
Trước đó, Báo Tài nguyên và Môi trường cũng đã thông tin về dự án xây dựng Trường mầm non Nhật Tân 2, dự án này cũng có nhiều vấn đề cần phải làm sáng tỏ.
Dự án này rơi vào khu vực tổ 19, cụm 3, phường Nhật Tân nằm ngay mặt đường Lạc Long Quân, đây được đánh giá là khu ''đất vàng'' ở Hà Nội bởi gần Hồ Tây và Khu đô thị sang trọng Nam Thăng Long. Tại đây, 67 hộ dân đã sinh sống ổn định, sử dụng diện tích đất để làm nhà ở hợp pháp, không bị xử phạt từ năm 1987 đến nay.
Điều đáng nói, mặc dù trên địa phường Nhật Tân đã có ít nhất 02 cơ sở trường mầm non rộng rãi, khang trang và được cải tạo năm 2012 và đã đạt chuẩn quốc gia, nhưng UBND quận Tây Hồ vẫn lấy lý do UBND TP. Hà Nội yêu cầu các quận, huyện rà soát quỹ đất để đảm bảo mỗi phường có ít nhất 02 trường mầm non rồi hướng vào khu đất của 67 hộ dân, lập dự án xây dựng trường mầm non Nhật Tân 2.
Để thực hiện việc này, ngày 17/07/2012, UBND quận Tây Hồ đã gửi Công văn số 635/UBND-QLDA báo cáo với UBND TP. Hà Nội cho biết có 100% nhân dân đồng thuận. Trong khi đó, theo một số hộ dân, ngày 04/07/2012, UBND quận Tây Hồ chỉ triệu tập cuộc họp gồm đại diện Ban QLDA quận Tây Hồ, Phòng Quản lý đô thị, Phòng TN&MT, Phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND phường Nhật Tân và các ông, bà Phó Chủ tịch HĐND phường, Trưởng Ban công tác MT phường và một số Tổ trưởng của các tổ...Đặc biệt, các cá nhân liên quan được triệu tại cuộc họp đã ký vào Biên bản thống nhất địa điểm thực hiện sự án xây dựng trường mầm non Nhật Tân 2 tại khu vực tổ 19, cụm 3, phường Nhật Tân, trong khi họ lại không đủ tư cách để đại diện cho các hộ dân có đất để ký vào Biên bản, các hộ dân cũng cho biết họ đều không được biết về việc lập dự án này.
Đến ngày 24/10/2012, UBND quận Tây Hồ đã ban hành Quyết định 3122/QĐ-UBND do ông Nguyễn Phúc Quang - Chủ tịch UBND quận ký phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trường mầm non Nhật Tân 2, chủ đầu tư là Ban QLDA quận Tây Hồ.
Tuy nhiên, trước đó ngày 15/10/2012, UBND quận Tây Hồ đã ban hành Quyết định số 3024/QĐ-UBND phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường hỗ trợ tái định cư dự án.
Như vậy có thể hiểu, UBND quận Tây Hồ đã ban hành Quyết định phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường hỗ trợ tái định cư dự án trước khi ban hành Quyết định phê duyệt dự án (?!).Mặt khác, theo các hộ dân, UBND quận Tây Hồ còn thay đổi quy hoạch sử dụng đất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg về quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó khu vực này xác định là đất làng xóm đô thị hóa.
Bên cạnh đó, việc UBND quận Tây Hồ ban hành Quyết định 3122/QĐ-UBND phê duyệt dự án còn trái với Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐND ngày 05/04/2012 của HĐND TP. Hà Nội và không tuân thủ sự phân công của UBND TP. Hà Nội tại Quyết định số 5606/QĐ-UBND ngày 01/12/2011 về việc ban hành danh mục quy hoạch thuộc thẩm quyền của UBND TP. Hà Nội.
Cụ thể, tại danh mục các dự án quy hoạch giai đoạn 2011-2015 quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn TP. Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 bàn hành kèm theo Quyết định 5060/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội thì các dự án quy hoạch xây dựng được xác định thẩm quyền phê duyệt là UBND TP. Hà Nội, việc thực hiện được giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
Có thể thấy, UBND quận Tây Hồ không có thẩm quyền phê duyệt dự án, cũng không được UBND TP. Hà Nội giao nhiệm vụ phê duyệt quy hoạch cũng như xây dựng trường mầm non Nhật Tân 2. Đến nay, sau 06 năm dự án vẫn chưa được triển khai, đang nằm trên bàn giấy.
Trao đổi với PV, nhiều hộ dân bức xúc cho biết: đến nay cả 02 dự án trên đã treo hơn 12 năm và 06 năm kể từ khi có quyết định phê duyệt thu hồi đất và đều chưa thể triển khai thực hiện được. Trong khi, theo quy định thì các dự án quá 03 năm kể từ ngày thông báo thu hồi mà không triển khai thì phải hủy bỏ việc thu hồi.
Để rộng đường dư luận, PV Báo Tài nguyên và Môi trường cũng đã liên hệ đặt lịch làm việc với UBND phường Nhật Tân và UBND quận Tây Hồ từ cuối tháng 01/2018 nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi từ phía các cơ quan này. Thậm chí, nhiều lần PV liên hệ qua điện thoại, nhắn tin đề nghị được làm việc để làm rõ sự tình nhưng đều bất thành.
Trước những uẩn khúc trên, thiết nghĩ, UBND TP. Hà Nội cần phải rà soát lại toàn bộ hai dự án nêu trên, đưa ra phương án hợp tình, hợp lý để người dân ổn định sinh sống!
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Có quá nhiều uẩn khúc
Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã đưa tin về việc hơn trăm hộ thuộc tổ 9 và tổ 19, phường Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) kêu cứu về việc không được cơ quan quản lý Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) do nằm trong diện thu hồi đất phục vụ dự án Nhà khách UBND TP. Hà Nội và dự án Trường mầm non Nhật Tân 2.
Ở kỳ báo trước, PV đã nêu ra hàng loạt điểm bất hợp lý về việc chính quyền quận Tây Hồ, TP. Hà Nội thực hiện dự án xây dựng Trường mầm non Nhật Tân 2, tại khu đất có 67 hộ dân thuộc tổ 19, cụm 3, phường Nhật Tân kêu cứu vì thuộc diện thu hồi để phục vụ dự án.
Tại kỳ báo này, PV Báo Tài nguyên và Môi trường dựa trên những tài liệu thu thập được tiếp tục đưa ra những uẩn khúc mà cơ quan chức năng cần làm rõ trong việc thu hồi đất của 37 hộ dân thuộc tổ 9, cụm 2, phường Nhật Tân để thực hiện dự án xây dựng Nhà khách UBND TP. Hà Nội.
Theo tìm hiểu, ngày 30/01/2002, UBND TP. Hà Nội đã ban hành quyết định số 899/QĐ-UB tạm giao 17.340 m2 đất tại phường Nhật Tân, quận Tây Hồ cho Nhà khách UBND thành phố để lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng và chuẩn bị thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà khách UBND thành phố. Trong đó, 14.979,5 m2 đất do Công ty xây dựng Hồng Hà (Tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội) quản lý và 2.360,5 m2 do Công ty đầu tư khai thác Hồ Tây thuê của Nhà nước.Tuy nhiên, tới 03 năm sau, ngày 28/12/2005, dự án đầu tư xây dựng Nhà khách UBND thành phố mới được hợp lý hóa bằng Quyết định số 8488/QĐ-UB về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Nhà khách UBND TP với quy mô sử dụng đất là 24.137 m2.
Theo các hộ dân, việc UBND thành phố ban hành quyết định tạm giao 17.340 m2 đất tại phường Nhật Tân, quận Tây Hồ cho Nhà khách UBND thành phố đã từng được Thanh tra Chính phủ khẳng định là chưa đúng với Luật Đất đai 1993 vì trong luật không quy định việc tạm giao đất, chưa đúng với Thông tư số 207/4/2001/TT-TCĐC của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) về hướng dẫn trình tự lập, xét duyệt hồ sơ xin giao đất, thuê đất đối với tổ chức, cá nhân.
Điều đáng nói, thay vì hủy bỏ Quyết định trái pháp luật trên, ngày 02/03/2006, UBND TP. Hà Nội lại ban hành Quyết định số 1091/QĐ-UB thu hồi 24.137 m2 đất tại phường Nhật Tân giao Ban quản lý dự án Văn phòng UBND thành phố để đầu tư xây dựng Nhà khách UBND thành phố.
Như vậy, so với quyết định tạm giao, quyết định thu hồi đất số 1091/QĐ-UB đã lấy thêm 6.797 m2 đất từ đất đang ở của 37 hộ dân. Ngay sau khi có Quyết định, hàng chục hộ dân quyết tâm phản đối vì cho rằng không thể thu hồi đất của họ khi đã sinh sống ổn định nhiều năm và đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.Đáng chú ý, tại Điều 6 của quyết định này nêu rất rõ, sau 12 tháng nếu Ban quản lý dự án Văn phòng UBND thành phố Hà Nội chưa thực hiện nội dung quy định thì UBND quận Tây Hồ phối hợp với Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Nhà đất lập hồ sơ, trình UBND thành phố thu hồi quyết định giao đất.
Tại quyết định, UBND TP. Hà Nội đã yêu cầu rất rõ là vậy, nhưng sau nhiều năm, chủ đầu tư vẫn không thực hiện đúng theo nội dung trên thì quyết định phải bị thu thồi, tuy nhiên, UBND TP. Hà Nội lại tiếp tục cho thực hiện dự án.
Theo đó, ngày 13/06/2011, UBND TP. Hà Nội có Công văn số 4624/UBND-XD đồng ý về nguyên tắc để Công ty CP tập đoàn Thái Bình và Nhà khách UBND Thành phố Hà Nội hợp tác liên doanh lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà khách UBND TP. Hà Nội tại 584 Lạc Long Quân, quận Tây Hồ theo đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 648/KH&ĐT ngày 28/02/2011. Mặc dù vậy, từ đó đến nay dự án vẫn nằm trên giấy.
Về nguồn gốc đất của 37 hộ dân thuộc tổ 9, phường Nhật Tân được HTX Nông nghiệp Nhật Tân, thuộc xã Nhật Tân, huyện Từ Liêm (cũ) cấp 6.797 m2 từ năm 1987, trong số đó, có 21 hộ gia đình chính sách, 04 tham gia cách mạng tiền khởi nghĩa, 03 gia đình liệt sĩ, 06 gia đình thương binh, còn lại là các gia đình có công với nước và cán bộ, công nhân, viên chức nghỉ hưu đã làm nhà sinh sống ổn định, sử dụng liên tục vào mục đích đất ở từ đó đến nay, không tranh chấp, phù hợp với quy hoạch đô thị và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
Sau đó, khu vực đất này cũng được xác định là ''đất làng xóm đô thị hóa'', được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011, về quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Dự án vẽ trên... giấy
Trước đó, Báo Tài nguyên và Môi trường cũng đã thông tin về dự án xây dựng Trường mầm non Nhật Tân 2, dự án này cũng có nhiều vấn đề cần phải làm sáng tỏ.
Dự án này rơi vào khu vực tổ 19, cụm 3, phường Nhật Tân nằm ngay mặt đường Lạc Long Quân, đây được đánh giá là khu ''đất vàng'' ở Hà Nội bởi gần Hồ Tây và Khu đô thị sang trọng Nam Thăng Long. Tại đây, 67 hộ dân đã sinh sống ổn định, sử dụng diện tích đất để làm nhà ở hợp pháp, không bị xử phạt từ năm 1987 đến nay.
Điều đáng nói, mặc dù trên địa phường Nhật Tân đã có ít nhất 02 cơ sở trường mầm non rộng rãi, khang trang và được cải tạo năm 2012 và đã đạt chuẩn quốc gia, nhưng UBND quận Tây Hồ vẫn lấy lý do UBND TP. Hà Nội yêu cầu các quận, huyện rà soát quỹ đất để đảm bảo mỗi phường có ít nhất 02 trường mầm non rồi hướng vào khu đất của 67 hộ dân, lập dự án xây dựng trường mầm non Nhật Tân 2.
Để thực hiện việc này, ngày 17/07/2012, UBND quận Tây Hồ đã gửi Công văn số 635/UBND-QLDA báo cáo với UBND TP. Hà Nội cho biết có 100% nhân dân đồng thuận. Trong khi đó, theo một số hộ dân, ngày 04/07/2012, UBND quận Tây Hồ chỉ triệu tập cuộc họp gồm đại diện Ban QLDA quận Tây Hồ, Phòng Quản lý đô thị, Phòng TN&MT, Phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND phường Nhật Tân và các ông, bà Phó Chủ tịch HĐND phường, Trưởng Ban công tác MT phường và một số Tổ trưởng của các tổ...Đặc biệt, các cá nhân liên quan được triệu tại cuộc họp đã ký vào Biên bản thống nhất địa điểm thực hiện sự án xây dựng trường mầm non Nhật Tân 2 tại khu vực tổ 19, cụm 3, phường Nhật Tân, trong khi họ lại không đủ tư cách để đại diện cho các hộ dân có đất để ký vào Biên bản, các hộ dân cũng cho biết họ đều không được biết về việc lập dự án này.
Đến ngày 24/10/2012, UBND quận Tây Hồ đã ban hành Quyết định 3122/QĐ-UBND do ông Nguyễn Phúc Quang - Chủ tịch UBND quận ký phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trường mầm non Nhật Tân 2, chủ đầu tư là Ban QLDA quận Tây Hồ.
Tuy nhiên, trước đó ngày 15/10/2012, UBND quận Tây Hồ đã ban hành Quyết định số 3024/QĐ-UBND phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường hỗ trợ tái định cư dự án.
Như vậy có thể hiểu, UBND quận Tây Hồ đã ban hành Quyết định phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường hỗ trợ tái định cư dự án trước khi ban hành Quyết định phê duyệt dự án (?!).Mặt khác, theo các hộ dân, UBND quận Tây Hồ còn thay đổi quy hoạch sử dụng đất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg về quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó khu vực này xác định là đất làng xóm đô thị hóa.
Bên cạnh đó, việc UBND quận Tây Hồ ban hành Quyết định 3122/QĐ-UBND phê duyệt dự án còn trái với Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐND ngày 05/04/2012 của HĐND TP. Hà Nội và không tuân thủ sự phân công của UBND TP. Hà Nội tại Quyết định số 5606/QĐ-UBND ngày 01/12/2011 về việc ban hành danh mục quy hoạch thuộc thẩm quyền của UBND TP. Hà Nội.
Cụ thể, tại danh mục các dự án quy hoạch giai đoạn 2011-2015 quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn TP. Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 bàn hành kèm theo Quyết định 5060/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội thì các dự án quy hoạch xây dựng được xác định thẩm quyền phê duyệt là UBND TP. Hà Nội, việc thực hiện được giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
Có thể thấy, UBND quận Tây Hồ không có thẩm quyền phê duyệt dự án, cũng không được UBND TP. Hà Nội giao nhiệm vụ phê duyệt quy hoạch cũng như xây dựng trường mầm non Nhật Tân 2. Đến nay, sau 06 năm dự án vẫn chưa được triển khai, đang nằm trên bàn giấy.
Trao đổi với PV, nhiều hộ dân bức xúc cho biết: đến nay cả 02 dự án trên đã treo hơn 12 năm và 06 năm kể từ khi có quyết định phê duyệt thu hồi đất và đều chưa thể triển khai thực hiện được. Trong khi, theo quy định thì các dự án quá 03 năm kể từ ngày thông báo thu hồi mà không triển khai thì phải hủy bỏ việc thu hồi.
Để rộng đường dư luận, PV Báo Tài nguyên và Môi trường cũng đã liên hệ đặt lịch làm việc với UBND phường Nhật Tân và UBND quận Tây Hồ từ cuối tháng 01/2018 nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi từ phía các cơ quan này. Thậm chí, nhiều lần PV liên hệ qua điện thoại, nhắn tin đề nghị được làm việc để làm rõ sự tình nhưng đều bất thành.
Trước những uẩn khúc trên, thiết nghĩ, UBND TP. Hà Nội cần phải rà soát lại toàn bộ hai dự án nêu trên, đưa ra phương án hợp tình, hợp lý để người dân ổn định sinh sống!
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.