Tại hội nghị, các đại biểu đã nhất trí về chủ trương sửa đổi Luật Đất đai là cần thiết, đã đáp ứng yêu cầu bức thiết trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.
Có 20 bài tham luận gửi về Ban Tổ chức, trong đó 14 ý kiến tham luận trực tiếp tại hội nghị. Các ý kiến tập trung vào các vấn đề như: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phát triển quỹ đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực; hộ gia đình sử dụng đất… đóng góp những ý kiến mà dự thảo Luật chưa có, hoặc còn băn khoăn, vướng mắc.
Thay mặt hội nghị, ông Hà Thế Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện tiếp thu các ý kiến đóng góp tại hội nghị, đồng thời nhấn mạnh việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy Đảng, các xã, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; Bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo địa phương, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); qua đó, nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của Nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện nguyện vọng của nhân dân; nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân và trách nhiệm của chính quyền và các tổ chức, cá nhân trong huyện đối với việc sửa đổi Luật Đất đai và đề nghị HĐND, UBMTTQ các cấp, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, các tổ chức, đơn vị, phòng, ban, ngành, UBND các xã, thị trấn tiếp tục triển khai lấy ý kiến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn huyện bằng hình thức thích hợp.