Hạt PM 2.5, hạt nhỏ chất có thể tiếp cận sâu vào phổi và gây ra vấn đề sức khỏe lớn, đo được ở nồng độ 400 ở hầu hết các khu vực của thủ đô, và ở một số nơi nồng độ này tăng vọt lên hơn 600.
Con số đó gấp gần 24 lần mức khuyến cáo 25 microgam/m3 trung bình trong khoảng thời gian 24 giờ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo WHO, Ấn Độ là nơi có 14 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
New Delhi xếp hạng thứ 6 về mức độ ô nhiễm nặng nhất.
Sau một chút cải thiện vào ngày 4/11, khi gió thổi mạnh, chất lượng không khí tồi tệ tồi tệ hơn vào sáng sớm 5/11, với dự báo tình hình càng xấu hơn trong vài ngày tới.
"Tốc độ gió giảm xuống còn 15 km/h từ 29 km/h và có một bước nhảy vọt đáng kể trong vụ cháy rạ ở Punjab và Haryana trong vài giờ qua", Anumita Roychowdhury, giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Môi trường ở New Delhi cho biết khi đề cập đến 2 bang, nơi nông dân đốt rạ trong các cánh đồng của họ để chuẩn bị cho vụ mùa đông.
Các nhà chức trách cảnh báo rằng đốt cháy dư lượng cây trồng sẽ cao điểm trong vài ngày tới.
Bên cạnh đó, nỗi lo ngại tiếp theo sẽ diễn ra khi người Ấn Độ tổ chức lễ hội Diwali vào ngày 7/11, khi nhiều thành viên của đa số cộng đồng Hindu tổ chức đốt pháo để kỷ niệm.
Hồi tháng trước, Tòa án tối cao cho phép sử dụng pháo nổ "xanh" cho Diwali để cố gắng hạn chế ô nhiễm, nhưng không thông tin rõ quy tắc sẽ được thi hành như thế nào hoặc liệu đó có phải là pháo hoa an toàn với môi trường hay không.
“Nhiệt độ mùa đông thấp hơn và độ ẩm cao hơn, cùng với tốc độ gió thấp hơn càng làm tăng chất gây ô nhiễm trong khí quyển”, Roychowdhury cho biết.
Viện Khí tượng nhiệt đới Ấn Độ cũng cho rằng những thay đổi về tốc độ và hướng gió, và đốt cháy nhiều hơn đã làm cho không khí độc hại hơn.
“Việc bán máy lọc không khí đã tăng 40% so với năm ngoái do nhận thức của công chúng về tác động của ô nhiễm đối với sức khỏe ngày càng gia tăng”, công ty và các quan chức ngành công nghiệp cho biết.
New Delhi và các thành phố vệ tinh của thành phố chiếm phần lớn doanh số bán hàng máy lọc không khí nhưng doanh số này cũng đang tăng ở các thành phố khác như Mumbai và Bengaluru.
Thị trường máy lọc không khí bị chi phối bởi Unilever’s, Blueair, Honeywell International Inc và Dyson của Anh.