Miệt mài “đo gió, đếm mây”

Đức Tú - Lam Mai| 01/10/2020 14:38

(TN&MT) - Suốt chặng đường lịch sử các cán bộ công nhân viên ngành Khí tượng thủy văn (KTTV) không quản ngại từ núi cao, rừng sâu đến chốn trùng khơi thầm lặng đo từng con sông, dõi từng dòng nước, đếm từng đám mây… phục vụ hiệu quả phòng, chống thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội.

 

Ông Bùi Đức Tuấn - Giám đốc Đài KTTV khu vực Việt Bắc: Lặng lẽ cống hiến phục vụ nhân dân

Hiện tại, Đài KTTV khu vực Việt Bắc đang quản lý 10 trạm đo gió bằng máy gió Young và Texbox (trong đó, 8/10 trạm hoạt động bình thường), 1 trạm Bức xạ tự động, hệ thống 28 trạm đo mưa tự động, 13 trạm Khí tượng tự động đo nhiệt, 7/8 trạm KTTV tự động đang hoạt động ổn định. 28/28 trạm hoạt động tốt truyền nhận số liệu bình thường.

Trong 9 tháng năm 2020, trên toàn Đài Khu vực đã ra ban hành 957 bản tin mưa dông, dông sét, tố, lốc, mưa đá, gió giật mạnh; 1076 bản tin cảnh báo mưa dông và mưa lớn diện rộng; 699 bản tin Gió mùa Đông Bắc, Không khí lạnh; 24 bản tin Rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối; 516 bản tin nắng nóng; 104 bản tin về mưa lớn định lượng; 196 bản tin XTNĐ (ATNĐ+Bão); 185 bản tin cảnh báo lũ, ngập lụt; 526 bản tin Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất; 62 bản báo cáo tổng kết thời tiết nguy hiểm…

 

Ông Đinh Phùng Bảo - Giám đốc Đài KTTV Trung Trung Bộ: Cảnh báo thiên tai là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu

Công tác điều tra cơ bản KTTV và giám sát biến đổi khí hậu khu vực Trung Trung Bộ trong những năm qua đã được Nhà nước đầu tư nâng cấp mạng lưới trạm KTTV và đã cơ bản xóa được những trạm không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật.

 Các công trình KTTV thường xuyên được củng cố, bảo dưỡng nhằm bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật và cơ bản đáp ứng nhu cầu thu thập số liệu trong mọi tình huống. Phương tiện đo trên mạng lưới điều tra cơ bản KTTV và quan trắc môi trường đã từng bước được đổi mới theo hướng hiện đại hóa.

Trong dự báo khí tượng, sẽ tiếp tục ứng dụng mô hình WRF để dự báo thời tiết cho 10 ngày đến với thời đoạn 3 giờ và 6 giờ. Sản phẩm được trích xuất ra nhiều dạng, nhiều loại giúp cho dự báo viên có nhiều thông tin hơn trong công tác nghiệp vụ. Ngoài ra, cần tiếp tục khai thác sản phẩm từ các mô hình số trị như: Mô hình JMA, NCEP; sản phẩm của mô hình toàn cầu IFS (Integrated Forecasting System) của Trung tâm Dự báo hạn vừa Châu Âu (ECMWF) với hạn dự báo tới 10 ngày…

 

Ông Lê Ngọc Quyền - Giám đốc Đài KTTV Khu vực Nam Bộ: Đổi mới, phát triển công nghệ dự báo và cảnh báo

Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) Khu vực Nam Bộ đã có những thay đổi mạnh mẽ về phương pháp dự báo, cảnh báo…

 Đài KTTV Khu vực Nam Bộ sẽ tiếp tục bám sát định hướng phát triển của Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ TN&MT) triển khai khung Chương trình khoa học trọng điểm cấp Bộ về dự báo, cảnh báo thiên tai KTTV giai đoạn 2021 - 2025; nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0. Đặc biệt, Đài xác định định hướng mục tiêu phát triển về khoa học công nghệ hỗ trợ nghiệp vụ dự báo KTTV trên nền tảng Internet vạn vật, dữ liệu lớn (BigData), trí tuệ nhân tạo (AI), lấy công nghệ dự báo số trị làm chủ đạo; phát triển các phần mềm: Meteosys, WeatherNamBo; dự báo thời tiết chủ đạo bằng mô hình WRF độ phân giải ngang tới 3 km.

Cũng với đó, Đài sẽ tiến hành đồng hóa dữ liệu ảnh mây vệ tinh và radar thời tiết, đồng hóa dữ liệu mặt đất trên toàn khu vực Nam Bộ; nghiên cứu để tham số hóa để kết quả tính toán dự báo được tốt hơn, tiến tới thiết lập bản tin dự báo chi tiết từng giờ, hiển thị trên nền WebGIS, khai thác tốt các mô hình tính toán thủy văn, khai thác hiệu quả bộ phần mềm hỗ trợ dự báo thời tiết Smarmet, tiến tới công nghệ xây dựng bản tin thời tiết “không giấy”, phương thức truyền tin phát triển theo hướng xây dựng ứng dụng truyền tin trên điện thoại thông minh, hy vọng với phương thức truyền tin này sẽ mang tới bản tin dự báo, cảnh báo cho người dân được nhanh hơn, kịp thời hơn. 

 

Ông Lê Văn Hưng - Giám đốc Đài KTTV Khu vực Tây Nguyên: Nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên quản lý trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên bao gồm: 18 trạm khí tượng, 16 trạm thủy văn, 8 trạm đo môi trường (không khí và nước sông), 2 trạm Pilot, 1 trạm môi trường tự động và 25 trạm đo mưa nhân dân.

Mạng lưới trạm KTTV trên địa bàn Tây Nguyên đã được đầu tư xây mới về cơ sở vật chất, nhà trạm và trang bị máy thiết bị hiện đại. Điển hình như: 4 trạm đo thủy văn tự động trên hệ thống sông Mê Công; 1 trạm định vị sét, 1 trạm Rađa thời tiết Pleiku; 81 trạm đo mưa tự động; 2 trạm bức xạ tự động; 14 trạm thủy văn tự động, 12 trạm khí tượng tự động, 4 trạm tài nguyên nước tự động xuyên biên giới.

Cùng với đó, hệ thống dự báo KTTV được thiết lập hiện đại, đồng bộ, bao gồm: Rađa thời tiết Pleiku, hệ thống định vị sét, các mô hình dự báo số trị, hệ thống dự báo KTTV thông minh (SmatMet), công nghệ dự báo mưa lớn và mưa đầu mùa cho khu vực Tây Nguyên và một số mô hình dự báo thủy văn thủy lực hiện đại.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Miệt mài “đo gió, đếm mây”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO