Văn hóa

Lên Khánh Thiện trải nghiệm lễ hội Cắc Kéng

Việt Hùng - Thanh Ngà 23/10/2023 - 11:52

Hằng năm, cứ vào thời điểm này, khi tiết trời cuối Thu chớm Đông, đồng bào người Tày ở xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên (Yên Bái) bước vào mùa cơm mới. Khắp bản làng vang tiếng chày, tiếng cối dã cốm... tất cả đã tạo nên một thanh âm của nhịp điệu Cắc Kéng rộn rã, độc đáo...

z4809131051440_b27614acfddf3606c56e29b3b4c1ea73.jpg

Ngay từ sáng sớm người dân xã Khánh Thiện từ trẻ con đến người già ai cũng váy áo, phấn khởi đi hội Cắc Kéng, đây là năm thứ hai xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên (Yên Bái) tổ chức Lễ hội Cắc Kéng.

tray-hoi.jpg
Người dân Khánh Thiện đổ về Trung tâm xã dự hội Cắc Kéng 2023. Ảnh: Việt Hùng
tang-qua-du-khach.jpg
Đại diện Ban Tổi chức Lễ hội tặng sản vật làm từ cốm lên Đại biểu Khách mời về dự Lễ hội
dai-bieu(1).jpg
Đại biểu về dự Lễ hội

Khi tiết trời cuối thu se se lạnh cũng là lúc những hạt gạo nếp cái hoa vàng vào chắc. Hằng năm, cứ vào thời điểm này, khi tiết trời cuối Thu chớm Đông, đồng bào người Tày ở xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên (Yên Bái) bước vào mùa cơm mới (Khảu mảu) khi đó cả bản làng vang tiếng chày, tiếng cối dã cốm. Những thanh âm đó đã tạo nên một nhịp điệu Cắc Kéng rộn rã, độc đáo mà chỉ nơi đây mới có.

cung-lua-moi.jpg
z4809130367376_03e6d9821701caf199fb35025a0b4eb3.jpg
z4809130247804_93366f1c202a2ea59cb73ce2588d9e6b.jpg
dem-de-vao-hoi.jpg
1920x1080-0.png
1920x1080-1.png

Tất cả hình ảnh nhà nhà dã cốm, người người dã cốm, cả làng rộn ràng trong nhịp chày dã cốm mỗi khi đến mùa Khảu mảu chỉ còn trong tiềm thức hay qua lời kể của các ông, các cụ ở độ tuổi xưa nay hiếm. Thế nhưng những nhịp điệu Cắc Kéng vẫn được các thế hệ con cháu người Tày ở xã Khánh Thiện lưu truyền đến ngày nay và được tái hiện qua Lễ hội Cắc Kéng.

hat-then-3.jpg
Hát then mừng khai hội Cắc Kéng 2023. Ảnh: Việt Hùng

Trao đổi với phóng viên Báo TN&MT, bà Nông Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Yên cho biết: Để duy trì Lễ hội Cắc Kéng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân, những năm gần đây UBND xã Khánh Thiện đã tổ chức Lễ hội Cắc Kéng. Ngày 22/10 năm nay là năm thứ 2 xã Khánh Thiện tổ chức Lễ hội với nhiều hoạt động như: Thi giã cốm, chọi dê, kéo co, đánh quay, bóng chuyền hơi nam – nữ, gói bánh cốm, đi cầu hái lộc, đánh yến, đi cà kheo và màn xoè lửa…

pho-chu-tich-nong-thi-ha(1).jpg

Để duy trì Lễ hội Cắc Kéng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân, những năm gần đây UBND xã Khánh Thiện đã tổ chức Lễ hội Cắc Kéng.

Đây là dịp để người con quê hương Lục Yên, Yên Bái và du khách thập phương hội tụ, chung vui cùng đồng bào các dân tộc Khánh Thiện...

Bà Nông Thu Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Thông qua lễ hội nhằm tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới, nhằm khơi dậy bản sắc văn hóa dân tộc tày không bị mai một và luôn giữ gìn được giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc tày nói riêng và các dân tộc khác nói chung. Góp phần tạo khí thế thi đua sổi nổi, động viên tinh thần cổ vũ nhân dân vượt qua khó khăn, thách thức, tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước và phát triển kinh tế - xã hội.

Điểm đặc biệt nhất Lễ hội Cắc Kéng năm 2023, đó chính là tình cảm của du khách thập phương và những người con quê hương Khánh Thiện nói riêng, Lục Yên nói chung đã chung sức, đồng lòng để cùng đóng góp công sức, vật chất, kinh phí... để cùng với chính quền và người dân Khánh Thiện tổ chức một Lễ hội thành công.

Xã Khánh Thiện được thiên nhiên ưu đãi, thời tiết ôn hoà, nguồn nước và đất trong lành đầy dưỡng chất. Chính vì thế, mà giống nếp cái hoa vàng đã phù hợp và được người dân nơi đây gieo cấy bao đời nay, lúa nếp ở đây rẻo thơm và có vị đậm đà, đặc trưng riêng, đặc biệt khi được đổ xôi hay làm cốm.

Lúa nếp được bà con xã Khánh Thiện trồng nhiều trong vụ mùa, chính vì vậy khi hạt lúa vừa đến độ chắc vẫn còn ngậm chút sữa là thời điểm tốt nhất để làm cốm. Vào thời gian này thời tiết se se lạnh cuối thu, lại càng khiến cho mùa cơm mới (Khảu mảu) ở nơi đây trở nên nhẹ nhàng, nên thơ khiến người ta có cảm giác dễ chịu, lâng lâng sau những ngày mùa thu hoạch lúa vất vả.

z4809130367376_03e6d9821701caf199fb35025a0b4eb3.jpg

Khi xưa cứ đến tháng 9, tháng 10 âm lịch cả làng lại rộn lên tiếng cối, tiếng chày giã cốm, mọi người tập trung giúp nhau làm cốm, hình ảnh những thiếu nữ, các mẹ, các bà cùng nhau giã cốm và tiếng chày, tiếng cối đã thành một nhịp điệu rộn rã được người dân bản địa gọi là Cắc Kéng. Đây cũng là dịp để người dân tạ ơn trời đất, mừng mùa màng tươi tốt, bội thu. Trải qua thời gian Cắc Kéng đã trở thành một loại hình nghệ thuật cộng đồng của đồng bào người Tày xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên.

Bà Hoàng Thị Khiến - Thôn Nà Luồng chia sẻ: “Truyền thống của ông cha ta để lại cứ đến tháng 9, tháng 10 âm lịch khi bông lúa vào chắc còn lại ít sữa người dân sẽ chọn để làm cốm. Để làm ra những hạt cốm ngon cần 5 công đoạn: Cắt lúa và chọn lúa, tuốt lúa, rang, giã và thành phẩm để cúng ông cha tổ tiên để giữ gỉn bản sắc dân tộc”.

pv-bao-tn-mt-hoi-dong-bao(1).jpg
Bà Hoàng Thị Khiến - Thôn Nà Luồng chia sẻ với PV Báo TN&MT
z4809130247804_93366f1c202a2ea59cb73ce2588d9e6b.jpg
Nhanh tay giã cốm. Ảnh: Việt Hùng

Theo kinh nghiệm làm cốm lâu năm để có những mẻ cốm dẻo, thơm ngon, mang đậm hương vị tiết trời thu quan trọng nhất là khâu chọn thóc. Thóc nếp để làm cốm phải được làm từ giống nếp cái đặc sản hạt mẩy, to, dài, hạt vẫn còn sữa thì hạt cốm mới xanh, mịn, có độ dẻo và giữ được hương vị.

Thóc nếp non đang vào sữa gặt về còn ướt sương đêm được đem đi tuốt. Từng thúng lúa được đem đi đãi hạt lép, để ráo rồi cho vào chảo rang. Đây là công đoạn gần như quyết định về chất lượng của cốm, bởi nếu rang già lửa cốm sẽ cháy, rang non lửa thì sẽ không thành cốm. Vậy nên, người đứng lò rang đều phải là những người giỏi nghề, giàu kinh nghiệm.

Công đoạn rang lúa là vất vả nhất vì người làm phải đứng liên tục bên lò lửa với nhiệt độ rất cao. Khi đó chúng ta sẽ cảm nhận được hương lúa nếp non thơm. Lúa rang chín được đổ ra để vừa nguội rồi đổ vào máy xay xát tạo nên sản phẩm cốm. Sau đó, cốm được mang ra sàng, sảy để loại bỏ hết phần trấu và cám mới cho ra những hạt cốm dẻo và thơm.

db-ha-giang(1).jpg

Nhà bà ở bản bên cạnh, nhưng thuộc của xã Vi Thượng, huyện Bắc Quang, Hà Giang cơ. Năm nào đến hội Cắc Kéng, bà cũng được những nhà bạn ở Nà Luồng mời sang chơi Hội đấy.

Vui chảy hội, có cốm, có bánh, có hồng... mang về cho mấy đứa cháu nó ăn, vui lắm đấy...

Bà Vàng Mé Óng - Dân tộc La Chí, xã Vi Thượng, huyện Bắc Quang, Hà Giang

Cối giã cốm có chiều dài khoảng 2 mét được đục từ thân cây gỗ cứng, lớn để tạo âm thanh vang, chày dã có chiều dài khoảng 1,5 mét được làm từ cây gỗ chắc to bằng cổ tay vừa tay người nắm khi giã mọi người đứng hai bên có một người đứng đầu cối để làm cái, khi giã phải giã đều tay tạo nhịp đều rộn rã, giã cốm khôn chỉ làm ra một món ăn mà con mang một ý nghĩa tâm linh. Bởi sau khi kết thúc mùa thu hoạch lúa, ở đây muốn có hạt cốm thơm, dẻo để dâng lên tiên tổ, cầu mong trời đất mưa thuận gió hoà, giúp người dân gặp may mắn trong lao động, sản xuất.

Chính vì vậy, nhịp Cắc Kéng rất mạnh mẽ, dứt khoát để thể hiện sự vui mừng, phấn khởi và cầu mong mùa màng bội thu, đồng bào ấm no, hạnh phúc.

z4809130247804_93366f1c202a2ea59cb73ce2588d9e6b.jpg
Nhịp chày Cắc Kéng trong lễ hội 2023. Ảnh: Việt Hùng
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lên Khánh Thiện trải nghiệm lễ hội Cắc Kéng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO