Người dân chủ động các biện pháp phòng chống rét cho gia súc. |
Để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại trong những ngày tới, tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét trong vụ Đông Xuân 2020-2021, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu yêu cầu các huyện, thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT, Thủ trưởng các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 04/11/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung triển khai ngay các một số nội dung sau:
Cùng với đó, chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chuyên môn, các đoàn thể và chính quyền cơ sở cập nhật tình hình thời tiết, diễn biến không khí lạnh, rét đậm, rét hại; tăng cường thời lượng phát tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống thông tin, truyền thông cơ sở để chính quyền các cấp, người dân, nhất là nông dân vùng cao biết chủ động phòng tránh, ứng phó. Phân công, bố trí cán bộ bám sát cơ sở để tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân chủ động chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, trong đó tập trung vào hướng dẫn sửa chữa chuồng trại, chuẩn bị bạt, bao tải, phên…
|
Người dân cần chủ động che chắn chuồng trại trong những ngày mưa, rét; đưa gia súc thả rông về để chủ động chăm sóc, nuôi dưỡng; di chuyển đàn trâu, bò từ vùng cao xuống vùng thấp; tuyệt đối không thả rông gia súc trong rừng, ngoài bãi chăn, nhất là những ngày mưa, rét; chủ động thu gom, dự trữ rơm, rạ, thân lá ngô sau khi thu hoạch lúa Mùa, ngô Thu, Đông đảm bảo trung bình 5 - 7 kg/con/ngày, dự trữ thức ăn tinh, khoáng chất đầy đủ để bổ sung cho vật nuôi khi cần thiết; tập trung thu hoạch thủy sản hoặc áp dụng các biện pháp chăm sóc như: Dâng nước, che chắn mặt ao để giữ cá qua Đông; áp dụng các biện pháp chăm sóc, bảo vệ mạ, lúa cấy, lúa gieo sạ vụ Đông Xuân theo hướng dẫn, khuyến cáo của cơ quan chuyên môn; tiếp tục đẩy mạnh sản xuất và chăm sóc cây rau màu vụ Đông. Thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống rét vật nuôi, cây trồng tới các hộ nông dân đặc biệt tại những khu vực vùng cao, cánh đồng tập trung, những nơi thường có thiệt hại do rét đậm, rét hại trong những năm gần đây.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi từ cơ sở. Giao trách nhiệm giám sát dịch bệnh ở cơ sở cho chính quyền cấp xã, phường, trưởng thôn, bản và thú y cơ sở. Kiểm tra, xác minh, thống kê thiệt hại (nếu có), báo cáo kịp thời về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để có biện pháp chỉ đạo, phòng, chống, khắc phục. Tiếp tục quán triệt tinh thần, quan điểm “Không thực hiện hỗ trợ thiệt hại (cây trồng, vật nuôi, thủy sản chết do rét, đói, dịch bệnh) đối với những hộ gia đình không thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngay từ đầu vụ”.
Yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo đơn vị chuyên môn tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, phối hợp với các huyện, thành phố phân công, bố trí cán bộ kỹ thuật bám sát cơ sở để tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, động vật thủy sản. Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tăng cường công tác dự tính, dự báo tình hình sâu, bệnh hại trên cây trồng; Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với UBND các huyện, thành phố, chính quyền cơ sở triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tăng cường giám sát dịch, nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi để sớm phát hiện và khống chế kịp thời (nếu dịch xảy ra); kiểm tra, rà soát công tác tiêm phòng vắc xin cho vật nuôi vụ Thu đông.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác thông tin cập nhật tình hình thời tiết, diễn biến không khí lạnh, rét đậm, rét hại; tăng cường tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn kiến thức về các biện pháp phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, động vật thủy sản.