Khẳng định vai trò tuyên truyền của báo chí trong phong trào Chống rác thải nhựa

22/06/2019 13:22

(TN&MT) - Sáng 22/6, tại Hà Nội, Báo Tài nguyên & Môi trường phối hợp với Tổng cục Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức Diễn đàn Nhà báo với Môi trường và biển đảo – 2019. Nhiều ý kiến tâm huyết, thú vị đã được các diễn giả chia sẻ tại diễn đàn.

Tham dự diễn đàn có Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành; ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường; ông Vũ Sĩ Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; bà Nguyễn Thị Thu Hoài, Phó Vụ trưởng Vụ tuyên truyền, Ban tuyên giáo Trung ương. Diễn đàn còn có sự tham gia của lãnh đạo, cán bộ, biên tập viên, phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương cũng như các vị đại biểu đại diện cho các đơn vị trong và ngoài ngành TN&MT, đặc biệt là các doanh nghiệp, doanh nhân quan tâm đến các lĩnh vực môi trường và biển đảo.

Ông Hoàng Văn Thức: Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các vật liệu mới thay thế cho việc sử 

ông Thức
Ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục Môi trường

dụng túi nilon

Ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, Việt Nam hiện nay có nguy cơ và phải chịu ảnh hưởng lớn từ rác thải nhựa. Nếu chúng ta không có biện pháp kịp thời để hạn chế, khắc phục tình trạng này thì hậu quả sẽ khó lường. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam mỗi năm phát thải khoảng 25 triệu tấn rác thải sinh hoạt/năm, trong đó rác thải nhựa khoảng 2 triệu tấn/năm. Tuy nhiên việc thu hồi rác thải nhựa hiện nay chưa cao, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Rác thải hiện chủ yếu được tập trung, xử lý tại các bãi rác và một phần trôi nổi ra biển. Trước thực trạng này, Chính phủ từ lâu đã có những quan tâm và chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng những đề án, kế hoạch nhằm giảm lượng rác thải nhựa.

Cũng tại diễn đàn, ông Hoàng Văn Thức chia sẻ một số nhóm giải pháp nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý rác thải nhựa hiện nay, đồng thời thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chống rác thải nhựa như sau: (1) Nhóm giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, nhân rộng các điển hình tiên tiến về hạn chế sử dụng túi nilon, rác thải nhựa; (2) Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý rác thải nhựa; (3) nhóm giải pháp về tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các bộ, ngành địa phương , doanh nghiệp trong triển khai phong trào chống rác thải nhựa; (4) Nhóm giải pháp tăng cường sự tham gia, giám sát của các tổ chức chính trị, xã hội, cơ quan thông tấn báo chí; (5) Nhóm giải pháp về phát triển công nghệ tái chế, xử lý rác thải nhựa, tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các vật liệu mới thay thế cho việc sử dụng túi nilon.

Ông Vũ Sĩ Tuấn: Đề xuất 7 nhiệm vụ để giảm rác thải nhựa đại dương

ông Sơn
Ông Vũ Sĩ Tuấn, Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo

PGS. TS Vũ Sĩ Tuấn, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thừa nhận thực trạng biển và đại dương đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng, điển hình nhất là ô nhiễm do rác thải nhựa đại dương. Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những cam kết chính trị mạnh mẽ và nhiều hoạt động thiết thực trong quản lý, giảm rác thải nhựa, trong đó có rác thải nhựa đại dương. Chính phủ hiện đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là đơn vị trực tiếp thực hiện xây dựng Kế hoạch) và Bộ đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch vào ngày 17/6/2019.

Cũng theo PGS. TS Vũ Sĩ Tuấn, để thực hiện mục tiêu trên, Kế hoạch đã đề xuất 7 nhiệm vụ: (1) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa đại dương; (2) Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý rác thải nhựa đại dương; (3) Ngăn ngừa, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương từ đất liền; (4) Ngăn ngừa, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương từ nguồn thải trên biển; (5) Tăng cường xã hội hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động làm sạch, thu gom rác thải nhựa và rác thải nhựa đại dương; (6) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ về rác thải nhựa đại dương; và (7) Tăng cường hợp tác quốc tế về quản lý rác thải nhựa đại dương.

Bà Nguyễn Thị Thu Hoài: Mong báo chí có kế hoạch tuyên truyền đậm nét, thường xuyên hơn

bà Hoài
Bà Nguyễn Thị Thu Hoài, Phó vụ trưởng
Vụ tuyên truyền, Ban Tuyên giáo TW

về chống rác thải nhựa

Về trách nhiệm của công tác tuyên truyền, báo chí trong Phong trào “Chống rác thải nhựa”, bà Ngyễn Thị Thu Hoài - Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, để cuộc vận động chống rác thải nhựa đạt hiệu quả, công tác tuyên truyền cần tập trung vào nhiều nội dung khác nhau. Trong đó, chú trọng ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chống chất thải nhựa, bảo vệ môi trường sống không chỉ trong hiện tại mà còn về lâu dài...Đồng thời, cần tuyên truyền những chính sách của cả trung ương và địa phương đối với việc bảo vệ môi trường; trong đó có chống rác thải nhựa. Phản ánh sâu rộng sáng kiến của các địa phương trong phong trào chống rác thải nhựa. Nếu chúng ta vừa phản ánh để động viên, khích lệ đồng thời để các địa phương biết, học hỏi lẫn nhau.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hoài, đối tượng tuyên truyền phong trào chống rác thải nhựa là toàn xã hội, nhưng cần tập trung vào doanh nghiệp và hộ gia đình để họ chủ động giảm rác thải nhựa trong sản xuất kinh doanh và đời sống. Càng lan tỏa bao nhiêu tốt bấy nhiêu, nhưng cần tập trung những đối tượng để tác động mạnh mẽ hơn.

“Chúng tôi mong rằng các cơ quan báo chí nhận thức được tính cấp bách của việc bảo vệ môi trường nói chung, chống rác thải nhựa nói riêng để đưa ra kế hoạch tuyên truyền mang tính đậm nét, thường xuyên. Cùng với đó, tăng những tin bài mang tính thực tiễn, kinh nghiệm, phổ biến kiến thức khoa học, kinh nghiệm trong chống rác thải nhựa”, bà Nguyễn Thị Thu Hoài nói.

nhà báo hà hồng
Nhà báo Hà Hồng

Nhà báo Hà Hồng: Đề nghị có cuộc thi về chủ đề chống rác thải nhựa

Nhà báo Hà Hồng, Trưởng ban Bạn đọc, báo Nhân Dân: “Vấn đề rác thải nhựa hiện nay rất nóng nên tôi đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm phát động một cuộc thi về chủ đề chống rác thải nhựa. Cuộc thi đó gần như có đích đến để anh em phóng viên hướng về và sẽ đạt được những hiệu quả tuyên truyền cao nhất. Hơn nữa, nếu có một cuộc thi cụ thể, anh em phóng viên sẽ rất hồ hởi, phấn khởi tham gia. Tuy nhiên tôi cũng mong muốn Bộ Tài nguyên và Môi trường có một đầu mối, tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin khi báo chí có vấn đề muốn tiếp cận về vấn đề chống rác thải nhựa. Bởi lẽ vấn đề chống rác thải nhựa không chỉ là nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường mà còn là nhiệm vụ của báo chí, truyền thông và toàn xã hội. Chúng ta cần chung tay để đẩy mạnh hơn nữa việc tuyền truyền sâu rộng tới quần chúng nhân dân tham gia vào chống rác thải nhựa trong tình hình hiện nay”.

Lương Kỳ Duyên – Đại sứ Đại dương xanh 2019: Giới trẻ cần nhận rõ sứ mệnh đối với phong trào “Chống rác thải nhựa”

em Duyên
Đại sứ Đại Dương Xanh 2019 - Lương Kỳ
Duyên

Em Lương Kỳ Duyên (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), Đại sứ Đại Dương Xanh 2019 cho biết: Là một người trẻ, đồng thời cũng vinh dự được trở thành Đại sứ Đại dương xanh, tôi càng hiểu rõ hơn trách nhiệm và sứ mệnh của mình với công cuộc bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường biển đảo. Hiện nay, tôi đang thực hiện dự án mang tên: “Cùng chung tay giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn sinh hoạt, sản phẩm nhựa dùng một lần tại các trường đại học trên phạm vi cả nước”. Về nội dung dự án, tôi tập trung xây dựng tài liệu tuyên truyền về các biện pháp có thể áp dụng để giảm thói quen tiêu thụ tài nguyên và hướng dẫn các biện pháp phân loại, tái chế, tái sử dụng đối với chất thải rắn sinh hoạt và tiến tới không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.

Đại sứ Đại Dương Xanh 2019 cũng phối hợp tổ chức tuyên truyền, ra quân hưởng ứng phong trào thu gom rác thải ở các khu vực ô nhiễm dành cho học sinh, sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng; phối hợp tổ chức cuộc thi hùng biện “3R và sinh viên” dành cho sinh viên trong và ngoài Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội; phối hợp và giới thiệu về các sản phẩm thay thế cho nhựa và túi nilon tại các triển lãm, hội chợ … tổ chức cuộc thi ảnh “Thực hiện 3R thường nhật” - cuộc thi này được tổ chức trên Facebook với chi phí thấp và sức lan tỏa cao trong cộng đồng. Ngoài ra, Đại sứ Đại Dương Xanh 2019  còn phối hợp phát động Cuộc vận động thực hiện 3R (Giảm thiểu - Tái chế - Tái sử dụng) khu vực nông thôn trên toàn quốc; xây dựng một Fanpage để tạo ra môi trường tương tác chung, nơi đó mọi người có thể chia sẻ những thông tin về bảo vệ môi trường, bảo vệ biển và hải đảo; bên cạnh đó, mọi người có thể cùng nhau chia sẻ, đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp thiết thực để bảo vệ môi trường và gìn giữ màu xanh của biển đảo quê hương.

“Tôi mong muốn dự án của mình sẽ góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân các vùng ven biển; thay đổi hành vi của người dân, thiết lập thói quen thực hiện việc giảm thiểu và xử lý đúng cách chất thải rắn sinh hoạt; thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần; giảm ô nhiễm môi trường do các loại chất thải này và từ đó lan tỏa những hành động thân thiện với môi trường tới cả nước” – Lương Kỳ Duyên chia sẻ.

ông Trọng
Ông Nguyễn Đình Trọng

Ông Nguyễn Đình Trọng: Đồng bộ từ quy hoạch - công nghệ - chính sách

Ông Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam chia sẻ: “Vấn đề ô nhiễm rác thải nói chung và rác thải nhựa nói riêng ở Việt Nam hiện nay rất nan giải. Ở góc độ doanh nghiệp chuyên nghiên cứu công nghệ xử lý rác thải, tôi cho rằng phải xác định quy hoạch chuẩn ở từng tỉnh cũng như toàn quốc. Thực tế, hiện có rất nhiều công nghệ trên thị trường, song cũng không ít công nghệ thất bại mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc phân loại rác thải. Tôi cho rằng, chúng ta cần có quy chế, chế tài, chính sách đồng bộ với quy hoạch và công nghệ. Bên cạnh đó là việc tăng cường công tác tuyên truyền tới quần chúng nhân dân. Đây là việc làm cần thiết và yêu cầu sự kiên trì, cần mẫn cũng như trách nhiệm”.

trao giấy chứng nhận
Ông Hoàng Mạnh Hà, Tổng biên tập Báo Tài nguyên và Môi trường trao Giấy chứng nhận cho các doanh nghiệp có đóng góp tích cực trong phong trào chống rác thải nhựa


Nhà báo Lý Thị Hồng Điệp: Diễn đàn sẽ góp phần thay đổi hành vi của người dân trong việc chống rác thải nhựa

Nhà báo Lý Thị Hồng Điệp, Phó Tổng biên tập Báo Tài nguyên và Môi trường bày tỏ hi vọng Diễn đàn Nhà báo với Môi trường và biển đảo sẽ góp phần kéo gần khoảng cách hơn nữa giữa các cơ quan quản lý nhà nước, báo chí, doanh nghiệp với người dân trong cuộc chiến chống rác thải nhựa.

“Công tác tuyên truyền chống rác thải nhựa hiện nay vừa quan trọng vừa nhạy cảm nên Báo Tài nguyên và Môi trường muốn tổ chức diễn đàn Nhà báo với Môi trường và biển đảo thường niên để có mối tương tác sâu rộng hơn giữa các cơ quan báo chí trong nhiệm vụ chống rác thải nhựa. Từ những tham luận, đóng góp của các đại biểu tham dự, Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ tổng kết và báo cáo lãnh đạo Bộ. Chúng tôi hi vọng các cơ quan báo chí, truyền thông giúp thay đổi hành vi của người dân, đồng thời tiếp tục đồng hành với Báo trong các diễn đàn tiếp theo với nội dung sâu sắc hơn và có nhiều hành động hơn.”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khẳng định vai trò tuyên truyền của báo chí trong phong trào Chống rác thải nhựa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO