Hai gia đình có tranh chấp về diện tích đất, và không hòa giải được. Muốn nộp đơn lên Tòa án nhân dân huyện để khởi kiện. Xin cho tôi hỏi, thủ tục này được quy định thế nào?

26/08/2013 00:00

 Hỏi: Năm 2005, bố mẹ tôi có mua mảnh đất của gia đình ông Dương Văn Thế với diện tích 350m2. Lúc đó hai bên không làm hợp đồng mua bán mà chỉ thỏa thuận bằng miệng. Nhưng khi thỏa thuận và trao tiền thì có người chứng kiến. Đến nay hai gia đình có tranh chấp về diện tích đất trên, và không hòa giải được. Chúng tôi muốn nộp đơn lên Tòa án nhân dân huyện để khởi kiện. Xin cho tôi hỏi, thủ tục này được quy định thế nào?

 

Tr li:

 

Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phải được làm thủ tục và đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Đất đai. Hơn nữa, tại Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định chặt chẽ về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Khi đáp ứng được đầy đủ các quy định này thì hợp đồng chuyển nhượng mới có hiệu lực. Khi tranh chấp xảy ra thì một bên đương sự sẽ có quyền khởi kiện ra Tòa án. Trong một khoảng thời gian nhất định, sau khi xem xét các giấy tờ hợp lệ Tòa án sẽ ra quyết định thụ lý hoặc không thụ lý vụ án.<_o3a_p>

Tong trường hợp của gia đình bạn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất không lập hợp đồng mà chỉ thỏa thuận  bằng miệng thì thỏa thuận này không có hiệu lực, kể cả có người làm chứng, khi đó Tòa án sẽ chưa có căn cứ để thụ lý vụ án. Tuy nhiên, Tòa án sẽ cho các bên có một khoảng thời gian nhất định để hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật. Nếu hết thời hạn nêu trên mà đương sự không bổ sung được tài liệu thì căn cứ khoản 2 Điều 169 BLTTDS Tòa án trả lại đơn và các tài liệu kèm theo đơn. Tòa án không được thụ lý vụ kiện.<_o3a_p>

Hình thức và nội dung đơn khởi kiện bạn có thể tham khảo tại Điều 164 Bộ Luật Tố tụng dân sự, đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:<_o3a_p>

“a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;<_o3a_p>

b) Tên Toà án nhận đơn khởi kiện;<_o3a_p>

c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;<_o3a_p>

d) Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;<_o3a_p>

đ) Tên, địa chỉ của người bị kiện;<_o3a_p>

e) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;<_o3a_p>

g) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;<_o3a_p>

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;<_o3a_p>

i) Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;<_o3a_p>

k) Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án;<_o3a_p>

l) Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn”.<_o3a_p>

Báo TN&MT<_o3a_p>

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hai gia đình có tranh chấp về diện tích đất, và không hòa giải được. Muốn nộp đơn lên Tòa án nhân dân huyện để khởi kiện. Xin cho tôi hỏi, thủ tục này được quy định thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO