Hà Tĩnh: Cấp phép mỏ đá trong khu di tích quốc gia ?

22/08/2013 00:00

Khu Di tích văn hóa - thắng cảnh cấp quốc gia chùa Hương Tích đang bị phá vỡ cảnh quan vì sự khai thác khoảng sản, gây bức xúc lớn cho người dân.

  Sau tiếng đùng đoàng của mìn phá đá, cả một mảng núi nứt toác, bầu trời bụi bay mù mịt. Trong khi làn bụi chưa kịp lắng, chiếc xe xúc đá gầm gừ hối hả cào đá, từng đoàn xe tải nối nhau ra vào vận chuyển. Ngày qua ngày, dãy núi Hồng Lĩnh, Khu Di tích văn hóa - thắng cảnh cấp quốc gia chùa Hương Tích đang bị  phá vỡ cảnh quan trong sự bức xúc của người dân.
   
M đá gây ô nhim môi trường
   
  Nhìn xa xa từ trục đường Quốc lộ 1A, dãy núi Hồng Lĩnh vẫn đang được phủ một màu xanh của rừng thông, nhưng khi vượt qua một cánh đồng thuộc xã Thiên Lộc chúng tôi không khỏi giật mình, đá núi trơ ra trắng xóa. Xe tải chở đá chạy lên xuống trong làn bụi mịt mù. Gần đó giàn máy xay đá ầm ì chạy. Nhưng điều đáng nói, đây là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, Khu Di tích Văn hóa - Thắng cảnh quốc gia chùa Hương Tích.
   
  Theo ông Trưởng Ban quản lý chùa Hương Tích, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) phản ánh, kể từ khi mỏ đá An Tín đưa vào khai thác (1/2012), mỏ đá này không chỉ gây ô nhiễm môi trường cho người dân xung quanh mà còn làm ảnh hưởng đến tâm lý đối với người dân hành hương về chùa Hương Tích. Cũng theo vị quản lý này, mỏ đá này chỉ cách Ban quản lý Khu Di tích chùa Hương Tích chỉ chưa đầy 200m, hàng ngày các máy xay đá hoạt động liên tục khiến bụi đá bay phủ trắng cả cây cối, nhà cửa của Ban quản lý di tích.
  Bà Nguyễn Thị Lý (67 tuổi), một chủ hộ sống cạnh mỏ đá An Tín bức xúc: “Không biết Nhà nước cấp phép như răng (thế nào) nhưng từ lúc mỏ đá (An Tín) đi vào khai thác, cuộc sống gia đình chúng tôi và người dân ở đây phải chịu cảnh “mất ăn vì đá, đứt bữa vì mìn”. Người dân không chỉ mất đất rừng sản xuất mà còn phải hứng chịu tiếng ồn từ việc nổ mìn phá đá, bụi bay mịt mù, đường sá bị xe ô tô cày phá hư hỏng - Một người dân bức xúc cho biết thêm.
   
Mỏ khai thác đá An Tín cách Ban quản lý Khu di tích chùa Hương Tích chỉ khoảng 200m
    
   
Bao gi mi dng?
   
  Dãy núi Hồng Lĩnh nói chung và chùa Hương Tích nói riêng lâu nay là danh thắng cảnh nổi tiếng, đồng hành cùng tiến trình lịch sử  xây dựng phát triển của đất nước, nơi đây còn là nguồn cảm hứng sáng tác thi ca cho giới văn nghệ sỹ. Nhưng Núi Hồng, chùa Hương Tích hôm nay đang bị “xẻ thịt” bởi sự tán phá của con người. Việc cấp mỏ khai thác đá tràn lan của UBND tỉnh Hà Tĩnh đang làm cho hệ sinh thái ở đây bị phá vỡ. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện dọc dãy núi Hồng có trên 20 mỏ khai thác đá được cấp phép và hàng ngày có hàng triệu khối đất đá của ở Núi Hồng được đưa đi nơi khác. Riêng tại khu di tích chùa chùa Hương Tích, việc cấp phép cho mỏ đá An Tín khai thác cũng không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà đang phá vỡ vẻ đẹp cảnh quan của một khu di tích. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Hà Tĩnh, ông Võ Hồng Hải đã không ít lần chia sẻ với công luận rằng, việc UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp phép cho khai thác đá dọc Núi Hồng thực sự làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp sinh thái của Núi Hồng nói chung và di tích lịch sử chùa Hương Tích nói riêng. Sở VHTT&DL đã nhiều lần tham mưu cho UBND tỉnh để có phương án bảo vệ nhưng đến bây giờ vẫn chưa được giải quyết. Riêng tại mỏ khai thác đá An Tín, tình trạng khai thác đá ở đây đang làm đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến quần thể di tích chùa Hương Tích. Điều này nó được khẳng định trong kết quả thanh tra của Bộ VHTT&DL ngày 16/3/2012 khi về kiểm tra tại đây.
   
   
  Tại kết luận của Thanh tra Bộ VHTT&DL nêu rõ: "Gần di tích có công trường đang hoạt động nổ mìn khai thác đá có nguy cơ phá vỡ cảnh quan di tích, ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy hiểm cho du khách, ảnh hưởng đến tâm linh của chùa. Vì vậy, đề nghị Sở VHTT&DL Hà Tĩnh phối hợp với UBND huyện Can Lộc khảo sát, đánh giá mức độ ảnh hưởng của công trường khai thác đá đối với cảnh quan, môi trường, an toàn cho du khách. Trên cơ sở này, báo cáo UBND tỉnh yêu cầu dừng hoạt động của mỏ đá trên"…
   
  Khi chúng tôi đặt vấn đề bao giờ có thể chấm dứt hoàn toàn việc khai thác đá xâm phạm di tích tại chùa Hương Tích, thì một cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh cho rằng: Các quy định về đóng cửa mỏ phải đến năm 2014 thì mọi chuyện mới được giải quyết ổn thỏa. Hiện tại, doanh nghiệp khai thác đá đang tận dụng thời gian còn lại nên việc nổ mìn là chuyện đương nhiên?!.
   
  Bài và ảnh: Đc Cnh
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hà Tĩnh: Cấp phép mỏ đá trong khu di tích quốc gia ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO