(TN&MT) - Nhiều sai phạm được Thanh tra TP. Hà Nội nêu ra trong thông báo kết luận thanh tra các dự án đầu tư xây dựng lát đá vỉa hè các tuyến phố trên địa bàn...
(TN&MT) - Nhiều sai phạm được Thanh tra TP. Hà Nội nêu ra trong thông báo kết luận thanh tra các dự án đầu tư xây dựng lát đá vỉa hè các tuyến phố trên địa bàn một số quận tại TP. Hà Nội.
Một ''rừng'' tồn tại
Thanh tra TP. Hà Nội vừa có Thông báo số 675/TBKL-TTTP về kết luận thanh tra các dự án đầu tư xây dựng lát đá vỉa hè các tuyến phố trên địa bàn một số quận TP. Hà Nội.
Theo đó, nội dung thông báo kết luận ngoài việc đưa ra kết quả đạt được thì cũng đã chỉ rõ những tồn tại, sai phạm tại một số quận trên địa bàn thành phố trong quá trình triển khai dự án đầu tư xây dựng lát vỉa hè trên các tuyến phố thuộc phạm vi quản lý.
Về tồn tại “Thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn TP. Hà Nội, thông báo kết luận nêu rõ, trong thiết kế mẫu, loại đá dùng trong bê tông lót nền hè nêu không thống nhất,
Cụ thể, tại phần thuyết minh cấu tạo hè nêu là đá 1x2, nhưng trong phần Bản vẽ mẫu (ký hiệu VH01) thể hiện bê tông lót nền hè đá 2x4. Mạch vữa liên kết giữa các viên đá lát trong phần Bản vẽ mẫu không ghi kích thước.
Từ hướng dẫn không đồng nhất và rõ ràng trong “Thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn TP. Hà Nội” nêu trên dẫn đến thực tế có 25/38 dự án cải tạo, chỉnh trang hè phố dùng đá 1x2, có 13/38 dự án dùng đá 2x4 đổ bê tông lót nền hè; tại một số dự án, đá lát hè được lát sít nhau và do đá lát có chiều dày ≥ 3 cm, có thể dẫn tới hồ xi măng khó đổ đầy mạch, làm giảm liên kết giữa các viên đá lát, ảnh hưởng chất lượng hè lát đá.
Theo Thanh tra TP. Hà Nội, trách nhiệm tồn tại trên trực tiếp thuộc Phòng Quản lý xây dựng, thuộc Sở Xây dựng và Công ty CP Tư vấn và Đầu tư xây dựng CCIC Hà Nội (đơn vị tư vấn lập Thiết kế mẫu).
Phát lộ hàng loạt sai phạm trong các dự án lát đá vỉa hè tại TP. Hà Nội.
Về hướng dẫn chung đối với quy trình thi công, nghiệm thu các kết cấu hè lát đá và việc bảo trì hè sau khi lát đá, theo Thanh tra TP. Hà Nội, qua kiểm tra thực tế các dự án cho thấy còn thiếu hướng dẫn chung về quy trình thi công, nghiệm thu các kết cấu hè có lát đá và việc bảo trì mặt hè sau khi lát đá (nhất là đối với hè cải tạo, chỉnh trang), các đơn vị thi công khác nhau do đó có thể dẫn đến chất lượng công trình không được đảm bảo.
Trách nhiệm tồn tại trên trực tiếp thuộc Phòng Quản lý xây dựng, thuộc Sở Xây dựng.
Về việc thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến lát vỉa hè bằng đá tự nhiên, theo thông báo kết luận thanh tra, một số UBND quận chưa thực hiện đầy đủ chỉ đạo của UBND Thành phố tại văn bản số 6224/UBND-ĐT ngày 28/10/2016.
Cụ thể, chưa tổ chức rà soát và kiểm tra hiện trạng hè, chưa xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện việc sửa chữa cải tạo áp dụng vật liệu lát hè, bó vỉa bằng vật liệu đá tự nhiên có độ bền đảm bảo 50-70 năm, chưa đồng bộ cải tạo hè với cải tạo, chỉnh trang mặt tiền đô thị để đảm bảo đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và mỹ quan khu vực như quận Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Xuân.
Thanh tra TP. Hà Nội cho rằng trách nhiệm tồn tại trên thuộc Phòng Quản lý đô thị các quận Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Xuân mà trực tiếp là Trưởng phòng Quản lý đô thị, bên cạnh đó, có trách nhiệm của Phó Chủ tịch phụ trách khối và Chủ tịch UBND các quận trên trong công tác chỉ đạo.
Nhiều Chủ tịch quận, Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng các quận phải chịu trách nhiệm về những tồn tại trong các dự án lát đá vỉa hè.
Bên cạnh đó, tại quận Hà Đông, dự án Đầu tư cải tạo, nâng cấp vỉa hè quốc lộ 6A (đoạn Phùng Khoang- Ba La) không có trong danh mục Kế hoạch đầu tư trung hạn của quận giai đoạn 2013- 2015, là không thực hiện đúng văn bản số 1698/UBND-CT ngày 15/3/2012 của UBND Thành phố về xây dựng kế hoạch đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước 03 năm 2013-2015.
UBND Thành phố có văn bản chấp thuận dùng nguồn vốn đấu giá QSDĐ do Thành phố để lại để đầu tư lát đá hè chỉ cho 2 tuyến đường Quốc lộ 6A (đoạn Phùng Khoang- Ba La) và đường Bà Triệu, nhưng UBND quận Hà Đông lại cải tạo lát đá cho cả các tuyến phố nhánh khớp nối, tiếp giáp quốc lộ 6A.
Theo Thanh tra TP. Hà Nội, trách nhiệm tồn tại nêu trên trước tiên thuộc Trưởng phòng Tài chính- Kế hoạch. Bên cạnh đó có trách nhiệm của Phó Chủ tịch phụ trách khối và Chủ tịch UBND quận Hà Đông giai đoạn 2014- 2015.
Ngoài ra, một số quận chấp thuận đầu tư dự án lát đá hè ở những tuyến phố không phải phố cổ hoặc trung tâm quận, hè phố chưa ổn định, như: tại quận Long Biên 02 dự án: Xây dựng tuyến đường 25m từ đê sông Đuống đến tuyến đường quy hoạch mặt cắt ngang 40m (tiếp giáp với Trường Alexndre Yersin) tại phường Ngọc Thụy và Xây dựng tuyến đường từ đê sông Hồng đến đường gom cầu Thanh Trì, phường Thạch Bàn, Cự Khối; tại quận Hà Đông cho lát đá đường nội bộ tại 04 khu Hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất thuộc phường Kiến Hưng, Phú Lương trong khi các hộ dân trúng đấu giá đất chưa tiến hành xây dựng nhà (sau này các hộ dân xây dựng nhà có thể ảnh hưởng đến kết cấu của hè).
Theo Thanh tra TP. Hà Nội, trách nhiệm tồn tại nêu trên trước hết thuộc Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó có phần trách nhiệm của Phó Chủ tịch phụ trách khối và Chủ tịch UBND các quận Hà Đông, Long Biên trong việc chỉ đạo.
Kết luận của Thanh tra TP. Hà Nội còn chỉ ra một số dự án chưa thực hiện đồng bộ hạ ngầm các công trình hạ tầng kỹ thuật khi cải tạo lát đá hè thuộc quận Ba Đình, quận Hà Đông.
Việc để xảy ra những tồn tại trên, trách nhiệm trước hết thuộc về Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các quận trên mà trực tiếp là Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng và cán bộ được giao theo dõi dự án. Bên cạnh đó có trách nhiệm của Phó Chủ tịch phụ trách khối và Chủ tịch UBND các quận trong việc chỉ đạo.
"Sờ gáy'' hàng loạt Chủ tịch quận
Về những tồn tại, sai phạm trong việc khảo sát, thiết kế các dự án, Thanh tra TP. Hà Nội chỉ rõ, việc khảo sát hiện trạng hè trước khi cải tạo của đơn vị tư vấn còn chưa chi tiết, chưa khảo sát đến từng ga hàm ếch thu nước, các bồn cây (trên thực tế có nhiều loại cống có kích thước ga hàm ếch khác nhau, các cây có đường kính gốc khác nhau); thiết kế cải tạo hè và các hạng mục hạ tầng kỹ thuật bản vẽ còn chưa đầy đủ, thể hiện chưa chi tiết, ga hàm ếch, bó bồn cây lấy theo thiết kế điển hình, như 19 dự án tại 04 quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Tây Hồ.
Bên cạnh đó, thiết kế kết cấu hè chưa đúng, thiếu các chỉ tiêu về nhóm đá, chỉ tiêu của đá lát hè theo hướng dẫn sử dụng và phần bản vẽ mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 4340/QĐ- UBND ngày 20/8/2014 của UBND Thành phố: 34 dự án tại 08 quận Hà Đông, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Ba Đình; tại dự án cải tạo, nâng cấp đường Bà Triệu, quận Hà Đông, thiết kế thiếu lớp giấy dầu.
Ngoài ra, việc lập dự toán các dự án còn tính sai số học, sai khối lượng, áp sai định mức, đơn giá xây dựng so với quy định: 28 dự án của 11 quận.
Việc lập dự toán các dự án lát đá vỉa hè còn tính sai số học, sai khối lượng, áp sai định mức, đơn giá xây dựng so với quy định.
Theo Thanh tra TP. Hà Nội, trách nhiệm những tồn tại trên trước hết thuộc các đơn vị tư vấn thiết kế lập dự án, đơn vị thẩm tra thiết kế- dự toán, đơn vị thẩm định thiết kế- dự án của cơ quan quản lý nhà nước (trách nhiệm thuộc Phòng Quản lý đô thị quận, đối với các dự án do phòng thẩm định; trách nhiệm thuộc Phòng Quản lý xây dựng thuộc Sở Xây dựng, đối với các dự án do Sở Xây dựng thẩm định) mà trực tiếp là Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng của các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Đống Đa...
Thanh tra TP. Hà Nội cũng chỉ ra những tồn tại trong việc xác định giá đá lát hè, tính đơn giá nhân công lát đá hè khi lập, thẩm định, phê duyệt các dự án.
Cụ thể, giá đá áp dụng trong dự toán các dự án chưa thống nhất, có nơi tính cao, có nơi tính thấp (giá đá kích thước 40x40x4cm dự án tại quận Nam Từ Liêm từ 270.000 – 300.000 đồng/m2 ; các dự án ở quận Hà Đông giá đá lát hè kích thước 40x40x4cm là 410.000 đồng/m2 ; đặc biệt tại các dự án ở quận Hoàn Kiếm, giá đá lát kích thước 40x40x5cm đơn giá 550.000 đồng/m2).
Về đơn giá nhân công, đơn giá máy của đơn giá lát đá trong dự toán các dự án tại các quận cũng khác nhau, như tại quận Hoàn Kiếm áp dụng mã hiệu AK.56110: đơn giá nhân công: 116.952 đồng/m2 , đơn giá ca máy: 34.929 đồng/m2 ; tại quận Long Biên áp dụng mã hiệu AK.51240: đơn giá nhân công: 19.974 đồng/m2 , đơn giá ca máy: 4.448 đồng/m2 ; quận Thanh Xuân áp dụng mã hiệu AK.56110: đơn giá nhân công: 81.873 đồng/m2 , đơn giá ca máy: 22.239 đồng/m2; quận Hai Bà Trưng vận dụng mã hiệu AK.56110: đơn giá nhân công: 80.023 đồng/m2 , đơn giá ca máy: 31.032 đồng/m2; quận Ba Đình áp dụng mã hiệu AK.55110: đơn giá nhân công: 20.952 đồng/m2, đơn giá ca máy: 0 đồng/m2.
Trách nhiệm những tồn tại trên thuộc cơ quan quản lý Nhà nước được giao thẩm định dự án (Phòng Quản lý đô thị các quận; Phòng Quản lý xây dựng- Sở Xây dựng), Ban QLDA Đầu tư xây dựng các quận mà trực tiếp là Trưởng phòng Quản lý đô thị các quận, Trưởng Phòng Quản lý xây dựng- Sở Xây dựng, Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng các quận và các cán bộ được giao theo dõi dự án.
Thanh tra TP. Hà Nội cũng chỉ ra những tồn tại trong việc đấu thầu, thi công các dự án. Theo đó, trong hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư, hồ sơ dự thầu của đơn vị trúng thầu thiếu thông tin về chỉ tiêu nhóm đá, chỉ tiêu đá lát hè, nguồn gốc đá, cụ thể: tại 35 dự án tại 08 quận: Hà Đông, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Ba Đình, là không thực hiện đúng Quyết định số 4340/QĐ- UBND ngày 20/8/2014 của UBND Thành phố, trong đó yêu cầu về quy cách vật liệu lát hè.
Bên cạnh đó, có 05 dự án tại quận Ba Đình thiếu kiểm tra đá lát tại nơi sản xuất. Ngoài ra, quá trình thi công tại một số dự án còn chưa cuốn chiếu, làm nhiều đoạn khác nhau; vật tư, vật liệu để chưa gọn gàng làm cho người dân đi lại khó khăn như 02 dự án tại quận Hai Bà Trưng; 03 dự án tại quận Ba Đình; 01 dự án tại quận Hoàn Kiếm.
Hơn nữa, việc thi công một số mặt cắt hè kích thước không đúng theo thiết kế, chưa phá dỡ các bục, bệ hộ dân lấn chiếm hè phố (trong khi hồ sơ thiết kế, dự toán đã tính khối lượng phá dỡ bục, bệ, khối lượng lát hè sau phá dỡ) như: quận Hoàn Kiếm có 03 dự án; quận Hai Bà Trưng có 01 dự án; quận Ba Đình 01 dự án; quận Đống Đa 01 dự án, dẫn đến các tuyến hè phố chưa được chỉnh trang theo thiết kế và khối lượng xây lắp nghiệm thu chưa phù hợp.
Theo Thanh tra TP. Hà Nội, trách nhiệm những tồn tại trên thuộc về các Ban QLDA Đầu tư xây dựng các quận, các đơn vị thi công, đơn vị giám sát mà trách nhiệm trực tiếp là Giám đốc ban, cán bộ ban được giao theo dõi dự án, cán bộ tư vấn giám sát, chủ nhiệm thi công công trình. Những tồn tại trong việc kỹ thuật thi công, bảo dưỡng hè phố sau khi lát ít nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng công trình, là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng đá lát hè bị vỡ, bong tróc.
Về chất lượng đá lát, bê tông lót nền tại một số dự án, qua đào, khoan khảo sát, kết quả kiểm định của Trung tâm Quản lý kỹ thuật và kiểm định xây dựng thuộc Viện Quy hoạch đô thị và Phát triển Nông thôn Quốc gia- Bộ Xây dựng cho thấy chiều dày, chất lượng các lớp kết cấu đá lát, vữa lót, bê tông nền tại một số dự án còn chưa đảm bảo.
Thanh tra TP. Hà Nội cho rằng, những tồn tại về chiều dày đá lát hè, đá lát rãnh ghé; cường độ bê tông lót hè và lót rãnh ghé tại một số vị trí cục bộ của một số dự án như đã nêu đã ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng công trình, là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng đá lát hè, đá lát rãnh ghé bị vỡ, bong tróc.
Trách nhiệm những tồn tại, sai phạm trên thuộc về Ban QLDA Đầu tư xây dựng các quận, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công có liên quan mà trực tiếp là các cán bộ Ban QLDA đầu tư xây dựng quận được giao phụ trách công trình, cán bộ tư vấn giám sát và chủ nhiệm thi công công trình.
Về công tác bàn giao đưa vào sử dụng, bảo trì, quản lý hè sau cải tạo lát đá còn tồn tại: kết cấu hè thiết kế không đảm bảo khả năng chịu tải trọng, gồm: phố Vạn Phúc - quận Ba Đình, phố Phan Chu Trinh- quận Hoàn Kiếm...nhưng UBND các quận lại cấp phép cho đỗ xe ô tô trên hè, dẫn đến làm hỏng kết cấu của hè. Qua kiểm tra cho thấy, do công tác quản lý hè của chính quyền địa phương và chủ đầu tư không đảm bảo, nên tại vị trí tiếp giáp các hạng mục nhà ga thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị trên cao Cát Linh- Hà Đông và một số dự án đầu tư nhà ở chung cư giáp với các tuyến đường phố có lát đá hè, các chủ đầu tư dự án đã để vật liệu xây dựng, để xe tô tô có tải trọng lớn đi lên hè, tự ý đấu nối hạ tầng kỹ thuật trên vỉa hè gây sạt, lún, bong bật, vỡ đá lát.
Thanh tra TP. Hà Nội kết luận, trách nhiệm những tồn tại nêu trên trước hết thuộc Trưởng phòng Quản lý đô thị các quận Hà Đông, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Cầu Giấy, bên cạnh đó có trách nhiệm của Chủ tịch UBND các quận trong công tác chỉ đạo và cấp Giấy phép điểm đỗ xe trên hè.
(TN&MT) - Nhiều dự án cống hóa kết hợp làm bãi xe và công trình dịch vụ phụ trợ trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình bị chủ đầu tư “xẻ thịt” để cho thuê kinh...
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo Tài nguyên Môi trường.
Trong nước - Báo Tài Nguyên và Môi trường - 16:04 29/03/2023
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ (30/3/1993 - 30/3/2023), thay mặt Ban Cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường và với tình cảm cá nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà thân ái gửi tới các đồng chí, các thế hệ cán bộ, viên chức, người lao động qua các thời kỳ thuộc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ tình cảm thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013 và xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi) tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện kế hoạch lấy ý kiến nhân dân và việc tiếp thu, giải trình ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 28/3.
(TN&MT) - Chiều ngày 28/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành đã tiếp và làm việc với bà Stefanie Stallmeister - Giám đốc Điều hành hoạt động Dự án Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Hai đoàn đã trao đổi về nhu cầu xây dựng các dự án hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên môi trường trong thời gian tới.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo thời tiết hôm nay (30/3) khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi, đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió...
(TN&MT) - Sáng 29/3, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Trung tâm Khai thác bến xe Hà Nội và Công ty TNHH Honda Trading Việt Nam tổ chức sự kiện trồng cây “Honda Trading...
Chỉ còn vài tháng nữa là gói thầu xây lắp dự án đường Hùng Vương kết nối hành lang kinh tế Đông Tây và Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị (dự án đường Hùng Vương) sẽ hết thời gian thực hiện hợp đồng xây lắp, thế nhưng đến hiện tại thì dự...
(TN&MT) - Theo Thông tư số 06/ 2023/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có sửa đổi, bổ sung một số quy định trong phòng thi và làm đề thi nhằm tránh gian lận thi cử và tránh lọt đề trong kỳ thi tốt nghiệp 2023.
Theo báo cáo của UBMTTQ huyện Xuyên Mộc, hiện hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã được hướng dẫn kỹ thuật, vay vốn sản xuất, hình thành nhiều mô hình giúp nhau làm kinh tế, từng bước...
Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa phê duyệt Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn đến năm 2030 với tổng kinh phí gần 2.000 tỷ đồng.
(TN&MT) - “Người đứng đầu phải chủ động đi trước, có vai trò dẫn dắt, biết lựa chọn vấn đề ưu tiên và đưa ra các đề bài cần giải quyết…” đó là một trong những chỉ đạo của Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái Đỗ Đức Duy tại Hội nghị trực tuyến toàn...
(TN&MT) - Ngày 29/3, tại Hà Nội, Quỹ Vì tầm vóc Việt (VSF) và Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã trao 11 giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”.
Ngày 29/3, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng và hệ sinh thái ven biển miền Trung Việt Nam”.
Xuất phát là một huyện nghèo nhất tỉnh, nằm cách trở, bao quanh là núi rừng điệp trùng, nhưng huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã biết cách biến khó khăn thành lợi thế để có bước chuyển mình mạnh mẽ.
(TN&MT) -Tỉnh Lạng Sơn đã và đang phát huy hiệu quả lợi thế kinh tế đồi rừng, coi trồng rừng là nghề mang lại thu nhập ổn định, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, xóa nghèo bền vững.
(TN&MT) - Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm từng bước nâng cao hiểu quả quản lý nhà nước đối với vấn đề phát triển bền vững kinh tế biển, góp phần quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo, giúp lực lượng...
Rong ruổi khắp các huyện miền Tây xứ Nghệ, điều mà tôi ghi nhận được trong suốt cuộc hành trình là đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây vẫn còn lưu giữ được nét văn hóa truyền thống rất độc đáo và đặc sắc. Và chính điều này đã làm nên...
(TN&MT) - Ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người và hệ sinh thái tự nhiên. Nhất là khi dân số ngày càng tăng nhanh, kéo theo tài nguyên nước càng cạn kiệt và ô nhiễm với tốc độ nhanh hơn....