(TN&MT) - UBND TP. Hà Nội vừa giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty vận tải Hà Nội, các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ, kinh doanh vận tải đổi mới phương thức bán vé, áp dụng bán vé qua mạng internet, ngăn chặn việc đầu cơ, buôn bán vé, tăng giá vé, giá cước vận tải trái phép trong dịp tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Mậu Tuất và Lễ hội Xuân năm 2018.
UBND TP. Hà Nội vừa có Văn bản số 6371/UBND-ĐT tập trung phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Mậu Tuất và Lễ hội Xuân năm 2018.
Theo đó, UBND TP giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty vận tải Hà Nội, các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ, kinh doanh vận tải nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, bảo đảm an toàn kỹ thuật phương tiện, tăng cường xe để đáp ứng nhu cầu vận tải trong đợt cao điểm, đảm bảo trật tự và vệ sinh môi trường tại các bến xe; đổi mới phương thức bán vé, áp dụng bán vé qua mạng internet, ngăn chặn việc đầu cơ, buôn bán vé, tăng giá vé, giá cước vận tải trái phép; đảm bảo an ninh, an toàn, thuận lợi cho hành khách, hạn chế tối thiểu hiện tượng ùn ứ khách tại các bến xe trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Mậu Tuất;
Đồng thời tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm về hành chính, kinh tế đối với các trường hợp lái xe không tuân thủ, vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn kỹ thuật phương tiện, trật tự an toàn giao thông; chỉ đạo các đơn vị quản lý bến xe tăng cường phối hợp với các đơn vị vận tải hành khách công cộng trong việc quản lý phương tiện, xe phải đảm bảo các điều kiện an toàn trước khi xuất bến; giải tỏa các bến hoạt động trái phép.UBND TP. Hà Nội cũng Sở Giao thông vận tải, Công an thành phố chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông vận tải, Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cảnh sát giao thông đường thủy và các lực lượng chức năng thành lập các tổ công tác liên ngành lưu động, duy trì lực lượng 24/24h, xây dựng kế hoạch tuần tra kiểm soát, xử lý dứt điểm các vi phạm lòng đường, lề đường, hè đường và hành lang an toàn giao thông để bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các tuyến đường, các khu vực trọng điểm về tai nạn giao thông; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, các hành vi tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn giao thông, như: chạy quá tốc độ quy định; đi vào đường cấm, đường ngược chiều; đi mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm; điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn vượt quá quy định; chở hàng quá khổ, quá tải trọng cho phép của phương tiện, của cầu, đường; chở hành khách vượt quá số người theo quy định; tránh, vượt sai quy định; xây dựng phương án phòng chống đua xe trái phép, thường xuyên tuần tra, kiểm soát, kịp thời ngăn chặn và khống chế tình trạng đua xe trái phép; đỗ, dừng sai quy định; tình trạng xe dù, bến cóc, phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, cò mồi, sang nhượng, chèn ép khách, tăng giá vé trái quy định, vi phạm của các doanh nghiệp vận tải và vi phạm của các đơn vị phục vụ tại các bến xe; đồng thời, giao trách nhiệm cụ thể cho các đồng chí trực tiếp phụ trách địa bàn chịu trách nhiệm về các vụ việc xảy ra trên địa bàn mình phụ trách.
Đồng thời xây dựng phương án đảm bảo an toàn giao thông hợp lý trên các tuyến giao thông trọng điểm, kịp thời giải tỏa ùn tắc đối với các tuyến đường có lưu lượng phương tiện giao thông lớn trong các thời gian cao điểm, không để phát sinh ùn tắc giao thông kéo dài.
Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về an toàn lao động, tổ chức giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông và bảo vệ môi trường trên các công trình giao thông đang thi công trên địa bàn Thành phố.
Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị của ngành đường sắt, đường thủy thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông tại các đường ngang giao cắt giữa đường bộ với đường sắt, các bến tàu, bến đò, cảng đường thủy trên các tuyến sông thuộc địa bàn Thành phố; kịp thời phát hiện các nguy cơ mất an toàn giao thông tại các vị trí nêu trên và phối hợp với các đơn vị quản lý để có biện pháp khắc phục; đặc biệt, chú trọng phối hợp với UBND huyện Mỹ Đức để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy, đường bộ trong dịp lễ hội Chùa Hương.
Chủ trì cùng các chủ đầu tư, các đơn vị chức năng của các tỉnh lân cận lập phương án đảm bảo việc vận hành, lưu thông qua các trạm soát vé dự án BOT, đặc biệt là các ngày trước và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất.
UBND TP. Hà Nội cũng yêu cầu Sở Giao thông vận tải, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát, duy tu, duy trì cầu và đường, cầu đi bộ, sửa chữa kịp thời các hư hỏng, vá ổ gà để đảm bảo đường, cầu thường xuyên êm thuận; bổ sung, sửa chữa kịp thời các biển báo, rào chắn, sửa chữa đèn tín hiệu, nắp hố ga, nhất là trên các tuyến phố chính có lưu lượng phương tiện giao thông cao,... không để xảy ra tai nạn giao thông do nguyên nhân hạ tầng giao thông kém chất lượng; kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thi công tăng cường công tác tổ chức giao thông, bảo đảm giao thông, có người hướng dẫn, không gây ùn tắc giao thông do thi công các công trình...
UBND TP. Hà Nội vừa có Văn bản số 6371/UBND-ĐT tập trung phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Mậu Tuất và Lễ hội Xuân năm 2018.
Theo đó, UBND TP giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty vận tải Hà Nội, các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ, kinh doanh vận tải nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, bảo đảm an toàn kỹ thuật phương tiện, tăng cường xe để đáp ứng nhu cầu vận tải trong đợt cao điểm, đảm bảo trật tự và vệ sinh môi trường tại các bến xe; đổi mới phương thức bán vé, áp dụng bán vé qua mạng internet, ngăn chặn việc đầu cơ, buôn bán vé, tăng giá vé, giá cước vận tải trái phép; đảm bảo an ninh, an toàn, thuận lợi cho hành khách, hạn chế tối thiểu hiện tượng ùn ứ khách tại các bến xe trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Mậu Tuất;
Đồng thời tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm về hành chính, kinh tế đối với các trường hợp lái xe không tuân thủ, vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn kỹ thuật phương tiện, trật tự an toàn giao thông; chỉ đạo các đơn vị quản lý bến xe tăng cường phối hợp với các đơn vị vận tải hành khách công cộng trong việc quản lý phương tiện, xe phải đảm bảo các điều kiện an toàn trước khi xuất bến; giải tỏa các bến hoạt động trái phép.UBND TP. Hà Nội cũng Sở Giao thông vận tải, Công an thành phố chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông vận tải, Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cảnh sát giao thông đường thủy và các lực lượng chức năng thành lập các tổ công tác liên ngành lưu động, duy trì lực lượng 24/24h, xây dựng kế hoạch tuần tra kiểm soát, xử lý dứt điểm các vi phạm lòng đường, lề đường, hè đường và hành lang an toàn giao thông để bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các tuyến đường, các khu vực trọng điểm về tai nạn giao thông; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, các hành vi tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn giao thông, như: chạy quá tốc độ quy định; đi vào đường cấm, đường ngược chiều; đi mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm; điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn vượt quá quy định; chở hàng quá khổ, quá tải trọng cho phép của phương tiện, của cầu, đường; chở hành khách vượt quá số người theo quy định; tránh, vượt sai quy định; xây dựng phương án phòng chống đua xe trái phép, thường xuyên tuần tra, kiểm soát, kịp thời ngăn chặn và khống chế tình trạng đua xe trái phép; đỗ, dừng sai quy định; tình trạng xe dù, bến cóc, phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, cò mồi, sang nhượng, chèn ép khách, tăng giá vé trái quy định, vi phạm của các doanh nghiệp vận tải và vi phạm của các đơn vị phục vụ tại các bến xe; đồng thời, giao trách nhiệm cụ thể cho các đồng chí trực tiếp phụ trách địa bàn chịu trách nhiệm về các vụ việc xảy ra trên địa bàn mình phụ trách.
Đồng thời xây dựng phương án đảm bảo an toàn giao thông hợp lý trên các tuyến giao thông trọng điểm, kịp thời giải tỏa ùn tắc đối với các tuyến đường có lưu lượng phương tiện giao thông lớn trong các thời gian cao điểm, không để phát sinh ùn tắc giao thông kéo dài.
Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về an toàn lao động, tổ chức giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông và bảo vệ môi trường trên các công trình giao thông đang thi công trên địa bàn Thành phố.
Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị của ngành đường sắt, đường thủy thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông tại các đường ngang giao cắt giữa đường bộ với đường sắt, các bến tàu, bến đò, cảng đường thủy trên các tuyến sông thuộc địa bàn Thành phố; kịp thời phát hiện các nguy cơ mất an toàn giao thông tại các vị trí nêu trên và phối hợp với các đơn vị quản lý để có biện pháp khắc phục; đặc biệt, chú trọng phối hợp với UBND huyện Mỹ Đức để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy, đường bộ trong dịp lễ hội Chùa Hương.
Chủ trì cùng các chủ đầu tư, các đơn vị chức năng của các tỉnh lân cận lập phương án đảm bảo việc vận hành, lưu thông qua các trạm soát vé dự án BOT, đặc biệt là các ngày trước và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất.
UBND TP. Hà Nội cũng yêu cầu Sở Giao thông vận tải, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát, duy tu, duy trì cầu và đường, cầu đi bộ, sửa chữa kịp thời các hư hỏng, vá ổ gà để đảm bảo đường, cầu thường xuyên êm thuận; bổ sung, sửa chữa kịp thời các biển báo, rào chắn, sửa chữa đèn tín hiệu, nắp hố ga, nhất là trên các tuyến phố chính có lưu lượng phương tiện giao thông cao,... không để xảy ra tai nạn giao thông do nguyên nhân hạ tầng giao thông kém chất lượng; kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thi công tăng cường công tác tổ chức giao thông, bảo đảm giao thông, có người hướng dẫn, không gây ùn tắc giao thông do thi công các công trình...