(TN&MT) - UBND TP. Hà Nội vừa quyết định trích 128,5 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách cấp thành phố năm 2017 bổ sung cho các chủ đầu tư kinh phí sự nghiệp để thực hiện 12 công trình xử lý sạt lở đê điều, thủy lợi trên địa bàn thành phố.
UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 8604/QĐ-UBND bố trí kinh phí thực hiện một số công trình xử lý sạt lở đê điều thủy lợi trên địa bàn thành phố.
Theo đó, trích 128,5 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách cấp thành phố năm 2017 bổ sung cho các chủ đầu tư kinh phí sự nghiệp để thực hiện 12 công trình xử lý sạt lở đê điều, thủy lợi trên địa bàn thành phố.
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các chủ đầu tư có trách nhiệm sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ; thực hiện thanh, quyết toán ngân sách cấp thành phố đúng quy định pháp luật hiện hành. Triển khai, thực hiện cồng việc liên quan, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục, nội dung dự án khẩn cấp có tính chất cấp bách và chủ truơng đầu tư đã được UBND thành phố phê duyệt.
Đồng thời thực hiện tốt công tác giám sát, đánh giá đầu tư và giám sát cộng đồng đúng quy định pháp luật. Tập trung chỉ đạo, đôn đốc, giám sát chặt chẽ các nhà thầu trong quá trình thực hiện các gói thầu để hoàn thành công trình, dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật công trình, đầu tư tiết kiệm, hiệu quả; quản lý, tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư được giao theo đúng quy định pháp luật.
Liên quan đến nhiệm vụ trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm cho ý kiến về phương án kỹ thuật, thẩm định dự án, thiết kế, dự toán xây dựng và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình theo quy định.Trong khi đó, các sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và sở, ban, ngành liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ hướng dẫn, tạo điều kiện để chủ đầu tư triển khai thực hiện hoàn thành dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, kỹ mỹ thuật công trình và tuân thủ đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và của thành phố về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Theo Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố phát sinh 183 vụ vi phạm pháp luật về đê điều diễn ra ở 23 quận, huyện, thị xã có đê. Địa bàn để xảy ra vi phạm nhiều nhất là các huyện Ứng Hòa: 31 vụ vi phạm, Sóc Sơn: 23 vụ, Thường Tín: 16 vụ, Phú Xuyên: 16 vụ, Hoài Đức: 15 vụ, Ba Vì: 14 vụ, Thanh Oai: 10 vụ, Gia Lâm: 9 vụ, Thanh Trì: 9 vụ.
Ngoài ra, dọc các tuyến sông thuộc địa bàn thành phố có tổng số 202 bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng, trong đó 38 bãi có giấy phép và 164 bãi không có giấy phép. Tình trạng tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng với diện tích và chiều cao chất tải lớn, nằm trong tuyến thoát lũ tập trung nhiều tại địa bàn: Ba Vì: 16 bãi, Sơn Tây: 16 bãi, Phúc Thọ: 6 bãi, Đan Phượng: 10 bãi, Bắc Từ Liêm: 31 bãi, Hoàng Mai: 16 bãi,, Thường Tín: 17 bãi, Phú Xuyên 10: bãi, Long Biên: 11 bãi, Đông Anh: 25 bãi, Gia Lâm: 32 bãi... gây ảnh hưởng đến an toàn, ổn định của đê, kè, bờ sông; tiềm ẩn nguy cơ gây sạt lở bờ, bãi sông, công trình bảo vệ bờ và gây ô nhiễm môi trường khu vực lân cận. Một số bến bãi xảy ra tình trạng đổ đất thải san lấp mặt bằng, lấn chiếm lòng sông, đóng cọc cừ thép, đắp bờ quây sát mép bờ sông, gây cản trở trực tiếp đến dòng chảy, thoát lũ....
Ngoài điểm tập kết trung chuyển vật liệu xây dựng hoạt động ở khu vực bãi sông nêu trên, hiện nay, trên tuyến đê tả Đáy thuộc địa bàn các huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Ứng Hòa tồn tại 27 điểm tập kết trung chuyển vật liệu xây dựng nhỏ lẻ nằm trên mặt đê, mái đê, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn công trình đê điều cũng như gây mất an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông.
Qua rà soát, dọc các tuyến sông trên địa bàn thành phố có 93 bãi hoạt động của xe quá tải ra vào bãi, đi trên đê. Tình trạng xe quá tải trọng cho phép lưu thông trên một số tuyến đê, đặc biệt là tại các địa bàn có nhiều bãi tập kết, trung chuyển, kinh doanh vật liệu xây dựng ở bãi sông Hồng, sông Đuống thuộc các quận, huyện: Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Thường Tín, Phú Xuyên, Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh và khu vực tập trung nhiều làng nghề ven đê tả Đáy ở huyện Hoài Đức diễn biến phức tạp. Xe quá tải trọng cho phép lưu thông trên đê đã làm cho nhiều đoạn đê bị hư hỏng, xuống cấp, giảm khả năng chống lũ cũng như ảnh hưởng đến an toàn của người và phưong tiện tham gia giao thông trên tuyến đê.
UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 8604/QĐ-UBND bố trí kinh phí thực hiện một số công trình xử lý sạt lở đê điều thủy lợi trên địa bàn thành phố.
Theo đó, trích 128,5 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách cấp thành phố năm 2017 bổ sung cho các chủ đầu tư kinh phí sự nghiệp để thực hiện 12 công trình xử lý sạt lở đê điều, thủy lợi trên địa bàn thành phố.
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các chủ đầu tư có trách nhiệm sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ; thực hiện thanh, quyết toán ngân sách cấp thành phố đúng quy định pháp luật hiện hành. Triển khai, thực hiện cồng việc liên quan, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục, nội dung dự án khẩn cấp có tính chất cấp bách và chủ truơng đầu tư đã được UBND thành phố phê duyệt.
Đồng thời thực hiện tốt công tác giám sát, đánh giá đầu tư và giám sát cộng đồng đúng quy định pháp luật. Tập trung chỉ đạo, đôn đốc, giám sát chặt chẽ các nhà thầu trong quá trình thực hiện các gói thầu để hoàn thành công trình, dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật công trình, đầu tư tiết kiệm, hiệu quả; quản lý, tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư được giao theo đúng quy định pháp luật.
Liên quan đến nhiệm vụ trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm cho ý kiến về phương án kỹ thuật, thẩm định dự án, thiết kế, dự toán xây dựng và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình theo quy định.Trong khi đó, các sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và sở, ban, ngành liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ hướng dẫn, tạo điều kiện để chủ đầu tư triển khai thực hiện hoàn thành dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, kỹ mỹ thuật công trình và tuân thủ đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và của thành phố về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Theo Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố phát sinh 183 vụ vi phạm pháp luật về đê điều diễn ra ở 23 quận, huyện, thị xã có đê. Địa bàn để xảy ra vi phạm nhiều nhất là các huyện Ứng Hòa: 31 vụ vi phạm, Sóc Sơn: 23 vụ, Thường Tín: 16 vụ, Phú Xuyên: 16 vụ, Hoài Đức: 15 vụ, Ba Vì: 14 vụ, Thanh Oai: 10 vụ, Gia Lâm: 9 vụ, Thanh Trì: 9 vụ.
Ngoài ra, dọc các tuyến sông thuộc địa bàn thành phố có tổng số 202 bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng, trong đó 38 bãi có giấy phép và 164 bãi không có giấy phép. Tình trạng tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng với diện tích và chiều cao chất tải lớn, nằm trong tuyến thoát lũ tập trung nhiều tại địa bàn: Ba Vì: 16 bãi, Sơn Tây: 16 bãi, Phúc Thọ: 6 bãi, Đan Phượng: 10 bãi, Bắc Từ Liêm: 31 bãi, Hoàng Mai: 16 bãi,, Thường Tín: 17 bãi, Phú Xuyên 10: bãi, Long Biên: 11 bãi, Đông Anh: 25 bãi, Gia Lâm: 32 bãi... gây ảnh hưởng đến an toàn, ổn định của đê, kè, bờ sông; tiềm ẩn nguy cơ gây sạt lở bờ, bãi sông, công trình bảo vệ bờ và gây ô nhiễm môi trường khu vực lân cận. Một số bến bãi xảy ra tình trạng đổ đất thải san lấp mặt bằng, lấn chiếm lòng sông, đóng cọc cừ thép, đắp bờ quây sát mép bờ sông, gây cản trở trực tiếp đến dòng chảy, thoát lũ....
Ngoài điểm tập kết trung chuyển vật liệu xây dựng hoạt động ở khu vực bãi sông nêu trên, hiện nay, trên tuyến đê tả Đáy thuộc địa bàn các huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Ứng Hòa tồn tại 27 điểm tập kết trung chuyển vật liệu xây dựng nhỏ lẻ nằm trên mặt đê, mái đê, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn công trình đê điều cũng như gây mất an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông.
Qua rà soát, dọc các tuyến sông trên địa bàn thành phố có 93 bãi hoạt động của xe quá tải ra vào bãi, đi trên đê. Tình trạng xe quá tải trọng cho phép lưu thông trên một số tuyến đê, đặc biệt là tại các địa bàn có nhiều bãi tập kết, trung chuyển, kinh doanh vật liệu xây dựng ở bãi sông Hồng, sông Đuống thuộc các quận, huyện: Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Thường Tín, Phú Xuyên, Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh và khu vực tập trung nhiều làng nghề ven đê tả Đáy ở huyện Hoài Đức diễn biến phức tạp. Xe quá tải trọng cho phép lưu thông trên đê đã làm cho nhiều đoạn đê bị hư hỏng, xuống cấp, giảm khả năng chống lũ cũng như ảnh hưởng đến an toàn của người và phưong tiện tham gia giao thông trên tuyến đê.