Tỉnh đã xây dựng nhiều cơ chế chính sách như: UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hà Giang đến năm 2025 tại Quyết định số 1575/QĐ-UBND; Ban hành Chỉ thị 1085/CT-UBND về việc chấn chỉnh công tác bảo vệ môi trường, thu gom và xử lý rác thải; Ban hành Chỉ thị số 1867/CT-UBND về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh; Văn bản số 2536/UBND-KTTH về việc tăng cường quản lý và giám sát về rác thải sinh hoạt…từ đó công tác bảo vệ môi trường luôn được các cấp và người dân quan tâm.
Tỷ lệ thu gom rác thải tại Hà Giang đạt trên 903,5% |
Theo báo cáo của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang, năm 2020, tỷ lệ thu gom rác thải trung bình đạt trên 93,5%. Việc thu gom rác thải khu vực nông thôn đã có nhiều chuyển biến, toàn tỉnh có 94/173 xã tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt, 120/152 chợ đã tổ chức thu gom rác thải. Tỉnh triển khai các dự án nâng cấp, cải tạo bãi xử lý rác thải tại thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn; thị trấn Yên Phú huyện Bắc Mê; trung tâm huyện Quản Bạ; thị trấn Vĩnh Tuy, xã Tân Quang huyện Bắc Quang…
Tại các trung tâm các xã rác thải sinh hoạt được thu gom tập trung bởi Công ty Cổ phần môi trường đô thị Hà Giang, Trung tâm dịch vụ công cộng môi trường và cấp thoát nước các huyện. Ngoài ra UBND các xã đã thành lập tổ thu gom rác thải. Đối với các thôn, bản xa trung tâm xã chưa tổ chức thu gom rác thải tập trung, người dân tự thu gom và xử lý rác thải trong khuôn viên gia đình. Công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn còn nhiều bất cập do khó khăn về kinh phí và phương tiện vận chuyển, tỷ lệ thu gom mới đạt khoảng 50%.
Song song với đó, cán bộ đia phương đã tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường từ đó người dân đã chủ động trong công tác bảo vệ môi trường sống.