Giải pháp nào cho vấn đề giảm ô nhiễm môi trường trong khai thác khoáng sản?

24/07/2013 00:00

(TN&MT) - Việc giảm thiểu tối đa tác động xấu đến môi trường khi khai thác khoáng sản đang là “bài toán khó” đối với các nhà quản lý.

(TN&MT) - Việc giảm thiểu tối đa tác động xấu đến môi trường khi khai thác khoáng sản đang là “bài toán khó” đối với các nhà quản lý. Bởi lẽ, công tác “phục hồi môi trường” cũng như công nghệ sử dụng trong công nghiệp khai khoáng chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện triệt để.
   
Tài nguyên ra đi,  ô nhim li…
  Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có hơn 300 mỏ khoáng sản. Các loại khoáng sản được khai thác nhiều ở Đồng Nai là đá xây dựng, cát, đất sét làm gạch ngói và vật liệu san lấp. Hiện nay, tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai diễn biến hết sức phức tạp, với mức độ ngày càng tinh vi, thách thức lực lượng bảo vệ pháp luật. Hậu quả của việc khai thác cát trái phép đã gây sạt lở một số đoạn thuộc sông Đồng Nai, sông La Ngà.
  Trong khai thác đá, hầu hết ở các mỏ có công nghệ khai thác, chế biến lạc hậu, vẫn áp dụng công nghệ truyền thống trong khai thác mỏ lộ thiên nên đã làm phát sinh nhiều tiếng ồn và bụi trong quá trình nghiền, sàng và vận chuyển, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí, đến người đi đường và các hộ dân cư dọc tuyến đường vận chuyển xung quanh mỏ trong quá trình vận chuyển.
   
  Ông Lê Viết Hưng, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai cho biết, qua kết quả thanh kiểm tra định kỳ hàng năm cho thấy, tình hình vi phạm phổ biến trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tập trung vào các vi phạm như khai thác vượt độ sâu, khai thác ngoài khu vực được cấp phép, thực hiện chưa đầy đủ nội dung cải tạo phục hồi môi trường và chưa lập đề án đóng cửa mỏ theo đúng quy định.
   
  Thanh tra Sở cũng lập nhiều đoàn, phạt cũng lên tới gần 700 triệu đồng; truy thu hơn 5 tỷ đồng đối với 4 trường hợp vi phạm khai thác vượt độ sâu, khai thác ra ngoài khu vực được cấp phép… Song, sau khi hết hạn khai thác, các mỏ đá ở khu vực Hóa An, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giờ đây vẫn là… những hố sâu thăm thẳm.
   
   
Khai thác cát lậu trên sông Đồng Nai
    
   
Tìm gii pháp?
   
  Để tìm giải pháp, nguyên nhân phải được làm rõ. Chính vì vậy, trong báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành đợt giám sát chuyên đề về tình hình thực hiện chính sách, phát luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường năm 2012 đã chỉ ra khó rõ ràng các nguyên nhân, đó là: Do công tác lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch, quyết định đầu tư dự án thiếu cơ sở, chưa tính toán đến các chi phí, lợi ích về mặt xã hội và môi trường; nhiều địa phương quá chú trọng vào việc phát triển kinh tế, nên tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi gây suy thoái môi trường và làm mất cân bằng hệ sinh thái, nhất là các hoạt động của các mỏ khai thác than, quặng kim loại và vật liệu xây dựng của các doanh nghiệp nhỏ, tư nhân. Công nghệ khai thác hiện nay chưa hợp lý, nhất là đối với các kim loại, nên mức độ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, phá hủy rừng, hủy hoại về mặt đất, ô nhiễm nguồn nước, đất canh tác, không khí...
   
  Nhằm từng bước khắc phục, hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản, đồng thời nâng cao hơn nữa công tác quản lý nhà nước trong thời gian tới, cần khẩn trương rà soát Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ có liên quan theo hướng phân công cụ thể trách nhiệm, tập trung quản lý thống nhất đầu mối quốc gia, khắc phục sự phân tán, chồng chéo về nhiệm vụ bảo vệ môi trường; tăng cường năng lực quản lý môi trường các cấp, nhất là tập trung vào cấp quận, huyện, xã, phường; tiếp tục rà soát các quy định về ký quỹ phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo hướng quy định cụ thể về định mức trong công tác cải tạo, phục hồi môi trường và cần làm rõ phương án, trách nhiệm cải tạo phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, cũng như tuyên truyền, vận động người dân tham gia tích cực trong việc phát hiện, tố cáo các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực này.
Q.Minh
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giải pháp nào cho vấn đề giảm ô nhiễm môi trường trong khai thác khoáng sản?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO