Đưa hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông trên một số địa bàn khu vực miền Bắc vào nền nếp - Hải Dương: Giảm nghèo để giảm khai thác cát trái phép

Bài và ảnh: Phạm Duy| 03/11/2022 10:49

(TN&MT) - Do nhu cầu về cát phục vụ hoạt động san lấp, xây dựng trên địa bàn tỉnh và lợi nhuận cao thu được từ khai thác cát trái phép nên các đối tượng đã tập trung khai thác cát trên các tuyến sông có trữ lượng cát lớn như: Sông Thái Bình, sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn, sông Luộc, sông Tứ Kỳ, sông Văn Úc...

Hoạt động khai thác cát trái phép làm thất thoát nguồn thu thuế tài nguyên khoáng sản, sạt lở bờ, bãi sông, ảnh hưởng đến dòng chảy, đe dọa sự an toàn của hệ thống đê điều, kè, cầu cống, ảnh hưởng đến môi trường sống, gây bức xúc trong nhân dân.

Khó khăn trong quản lý

Với hệ thống đường thủy nội địa đa dạng, gồm 20 tuyến sông, tổng chiều dài 424,5km chảy qua địa bàn 12/12 huyện, thị xã, thành phố … các tuyến sông dài, rộng, chảy qua nhiều địa bàn phức tạp, xa nơi ở của người dân, giáp ranh với các địa phương khác gây nhiều khó khăn cho công tác phối hợp tuần tra, phát hiện, bắt giữ và xử lý các trường hợp khai thác cát trái phép.

8-9-3-.jpg

Mặt khác, công tác phối hợp giữa các sở, ngành, đơn vị liên quan và chính quyền các địa phương trong công tác phòng, chống khai thác cát trái phép chưa đồng bộ. Lực lượng, công cụ, phương tiện, trang thiết bị, kinh phí phục vụ công tác còn hạn chế. Ngoài lực lượng Công an, hầu hết các lực lượng khác tham gia còn mỏng, chưa chủ động, chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm. Nhiều địa phương không có người đủ điều kiện để điều khiển phương tiện thủy phục vụ công tác tuần tra bắt giữ, xử lý. Bên cạnh đó, trách nhiệm, nhận thức và sự vào cuộc của một số sở, ngành liên quan, cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác phòng, chống khai thác cát trái phép còn hạn chế. Có lúc, có đơn vị, địa phương còn coi đó là nhiệm vụ của riêng lực lượng Công an.

Để ngăn chặn tình trạng trên, ngày 12/7/2016, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành Đề án “ Phòng chống khai thác cát trái phép trên địa bản tỉnh Hải Dương ”.

Ban chỉ đạo thực hiện Đề án tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên chú trọng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến các tầng lớp nhân dân. Ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để tăng cường chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý Nhà nước, đảm bảo hiệu quả về quản lý tài nguyên, khoáng sản. Xử lý nghiêm minh đối với hành vi khai thác cát trái phép, kiên quyết thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, chấm dứt hoạt động của các dự án bến bãi kinh doanh vật liệu xây dựng không thực hiện theo quy định.

Giảm nghèo là biện pháp căn cơ

Công tác phát hiện và xử lý vi phạm cho thấy, phần lớn người tham gia khai thác cát trái phép xuất phát từ nguyên nhân thiếu sinh kế. Cuộc sống mưu sinh khó khăn trong một thời gian dài khiến nhiều người dân tại các làng chài ven sông bất chấp vi phạm pháp luật, tham gia làm “cát tặc”, điển hình là làng chài Kim Lai ở quanh chân cầu Phú Lương.

8-9-2-.jpg

Ông Phạm Văn Cảnh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Ngọc Châu, TP. Hải Dương cho biết, nhận thấy các biện pháp giảm nghèo là một trong các giải pháp căn cơ để giảm tình trạng khai thác cát trái phép, năm 2008, UBND tỉnh Hải Dương đã quyết định quy hoạch vùng định cư mới cho dân làng chài.

“Phố” Kim Lai nay là KDC 16 phường Ngọc Châu. Trước đây, người dân Kim Lai không biết đọc, biết viết. Từ dự án định cư, 256 hộ đã được cấp đất xây nhà. Bà con phần lớn vẫn bám sông nước mưu sinh nhưng đã đổi sang nuôi cá lồng, một số khác thì đi làm công nhân. 100% con em làng chài được đi học. Đời sống nhân dân được đổi mới, kinh tế ngày một đi lên. Các hộ dân đều chấp hành tốt chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, sinh đẻ có kế hoạch.

Để nâng cao đời sống tinh thần, tỉnh đã dành diện tích 3.000m2 xây nhà văn hóa làm nơi sinh hoạt cộng đồng. Đến nay, dân Kim Lai đã biết chữ, trẻ em được đến trường. Nhiều người đã tìm được nghề mới, một số người mở cửa hàng buôn bán, làm dịch vụ rửa, sửa xe hoặc đi làm công nhân cho các doanh nghiệp gần. Ở Kim Lai, đã có hàng chục hộ nuôi cá lồng với quy mô diện tích lớn. Họ đã thành lập một hợp tc x chuyên chuyển giao khoa học kỹ thuật và hỗ trợ nhau về giống, vốn.

8-9-1-.jpg

Tàu hút cát “thất nghiệp”

Anh Àoaân Vùn Thùæng - möåt người dân “phố” Kim Lai chia sẻ, gia đình anh đã 3 đời lênh đênh sông nước, trước đây, ai có nhu cầu thuê thì anh sẽ tham gia hút cát trộm để bán, tuy vậy thu nhập này cũng không làm kinh tế gia đình khá lên được. Kể từ khi được Nhà nước cấp đất làm nhà, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, cả 3 người con anh Thắng đã được đi học, một người đã lập gia đình. Gia đình anh Thắng vẫn bám sông để kiếm sống nhưng giờ đây thu nhập từ nuôi cá lồng cao gấp nhiều lần so với nghề đánh bắt cá tự nhiên trước đây.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đưa hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông trên một số địa bàn khu vực miền Bắc vào nền nếp - Hải Dương: Giảm nghèo để giảm khai thác cát trái phép
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO