(TN&MT) - Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam hiện có 20 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành, với lượng tro xỉ, thạch cao thải ra khoảng 15,7 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, các nhà máy này hiện vẫn chưa tìm được giải pháp cụ thể đầu ra cho lượng tro xỉ, thạch cao thải ra trong quá trình hoạt động khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn...
Nguy cơ hiện hữu
Nhiệt điện là một trong những ngành phát sinh chất thải tro xỉ lớn. Tính trung bình, để sản xuất ra 1kWh điện sử dụng nhiên liệu than cám sẽ thải ra từ 0,2 - 1,5 kg tro xỉ. Đến năm 2020, dự kiến cả nước sẽ có 43 nhà máy nhiệt điện hoạt động, do vậy, việc xử lý, tái sử dụng tro xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện là nhiệm vụ cấp bách trong bối cảnh hiện nay.
Theo Bộ Công Thương, vướng mắc lớn nhất là nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng, gạch không nung có khả năng sử dụng sử dụng tro, xỉ của nhà máy nhiệt điện làm nguyên liệu sản xuất nhưng lại không đủ điều kiện tiếp nhận tro xỉ theo quy định của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 và thiếu các quy chuẩn kỹ thuật đối với tro xỉ làm vật liệu xây dựng, vật liệu san nền.
Tuy nhiên, về lâu dài cần có giải pháp cụ thể để thúc đẩy việc sử dụng tro, xỉ của các nhà máy nhiệt điện than làm nguyên vật liệu xây dựng, hướng tới giải quyết bài toán về vấn đề môi trường.
Trong khi đó, theo Bộ Xây dựng, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng đã chủ động nghiên cứu, đầu tư công nghệ để có thể sử dụng tro, xỉ, thạch cao thay thế nguyên liệu trong sản xuất vật liệu xây không nung, sản xuất xi măng, bê tông, nhưng lượng tro, xỉ, thạch cao được xử lý và đưa vào sử dụng còn hạn chế. Thực tế cho thấy, tổng lượng tro xỉ, thạch cao chỉ tiêu thụ được hơn 30% (tương đương 5 triệu tấn) so với tổng lượng thải ra hàng năm.Trả lời báo chí, Tiến sĩ Đào Danh Tùng - Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng, trước đây do chính sách không bắt buộc xử lý sử dụng tro xỉ, thạch cao nên các cơ sở phát thải chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường. Cùng với đó, tro xỉ, thạch cao cũng chỉ cần lưu chứa mà không tính đến việc xử lý, sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng hoặc dùng trong các công trình xây dựng.
Ngoài ra, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật cho xử lý, sử dụng tro, xỉ trong sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng trong các công trình xây dựng còn thiếu. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải chưa đi vào thực tế hoặc chưa có chế tài đủ mạnh khiến việc cung cấp, vận chuyển, sử dụng tro xỉ, thạch cao chưa được đẩy mạnh.
“Dự kiến, nếu các nhà máy nhiệt điện được đầu tư theo quy hoạch và lượng tro xỉ thải ra không được xử lý thì đến năm 2018 sẽ là 61 triệu tấn. Đến năm 2020 là 109 triệu tấn, đến năm 2025 là 248 triệu tấn và đến năm 2030 lên tới 422 triệu tấn. Điều này tạo ra những thách thức phải sử dụng diện tích đất khổng lồ để làm bãi chứa và nhiều áp lực môi trường khác, nguy cơ các nhà máy phải dừng sản xuất do không có đủ bãi chứa là một thực tế”, TS. Đào Danh Tùng bày tỏ lo ngại.
Trước đó, để tận dụng nguồn tài nguyên, ngày 23/9/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1696/QĐ-TTg đưa ra một số giải pháp thực hiện xử lý tro,xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón là sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng. Mục tiêu nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm diện tích đất dùng làm bãi chứa chất thải, góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên làm VLXD, bảo đảm phát triển bền vững.
Tiếp đó, ngày 12/4/2017, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 452/QĐ-TTg phê duyệt đề án đẩy mạnh việc xử lý, sử dụng tro xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất VLXD và trong các công trình xây dựng và giao cho các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Trong đó ưu tiên sử dụng tro, xỉ, thạch cao làm VLXD và cho các công trình xây dựng như công trình dân dụng, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn , hoàn nguyên mỏ…
Doanh nghiệp vẫn than “khó”
Tuy nhiên, theo lãnh đạo một số nhà máy nhiệt điện, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành đề án đẩy mạnh tái chế tro xỉ để tận dụng nguồn tài nguyên này. Tuy nhiên, việc tái chế, sử dụng nguồn nguyên liệu này hiện nay vẫn bị hạn chế bởi nhiều nguyên nhân, nhất là các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan vẫn chưa cụ thể.
Trao đổi với PV, ông Vũ Văn Mão – Phó giám đốc Công ty Nhiệt điện Sơn Động (Nhà máy đóng tại thôn Đồng Rì, Thị trấn Thanh Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) cho rằng, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 452/QĐ-TTg tăng cường sử dụng tro, xỉ làm VLXD nhưng hiện nay các Bộ, ngành vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết để đơn vị thực hiện nhằm đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
''Chúng tôi mong muốn thời gian tới các Bộ, ngành có văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết để đơn vị thực hiện việc tái chế, chuyển giao nguồn tro, xỉ cho các cá nhân, tổ chức làm VLXD, phục vụ giao thông, nông nghiệp theo đề án của Chính phủ'', ông Mão kiến nghị.
Trong khi đó, nhận định về hiệu quả trong tái sử dụng nguồn tro xỉ, ông Nguyễn Đức Chung – Phó phòng An toàn kỹ thuật (Nhà máy nhiệt điện Sơn Động) cho biết, hiện nay, nhu cầu của người dân sống gần khu vực nhà máy xin nguồn tro, xỉ để san gạt, tạo mặt bằng để trông keo rất lớn do cây keo phát triển rất tốt, phù hợp.
Ngoài ra, nguồn nguyên liệu này người dân cũng xin để san lấp mặt bằng, đường giao thông.hoặc làm gạch không nung để phục vụ cho nhu cầu xây dựng tại địa phương. Tuy nhiên, hiện nay đơn vị cũng không dám cung cấp do các văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, rõ ràng. Để tháo gỡ cho các nhà máy nhiệt điện, đề nghị các Bộ ngành không nên xem tro xỉ là chất thải rắn công nghiệp mà hãy quy định tro xỉ là nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.Trong khi đó, theo đánh giá của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tro xỉ được phân định là chất thải rắn công nghiệp thông thường và đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về nguyên liệu xây dựng làm nguyên liệu sản xuất VLXD, sản xuất xi măng là phù hợp.
Cũng liên quan đến vấn đề này, ôngNguyễn Văn Thanh - Trưởng phòng An toàn sức khỏe và môi trường (Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng), mỗi ngày Công ty Vũng Áng thải 3.000 tấn tro xỉ (tương đương 1 triệu tấn tro xỉ/năm). Mặc dù theo Quyết định 1696, nhà máy đã hợp tác với một số doanh nghiệp như: Xi măng Sông Gianh, Xi măng Hoàng Mai để đưa vào sử dụng làm nguyên liệu đầu vào sản xuất xi măng nhưng sau một thời gian, việc này đã bị ngừng lại.
Nguyên nhân là do Cảnh sát môi trường kiểm tra và cho rằng các nhà máy này sử dụng tro xỉ khi chưa được phép vì theo Nghị định 38, tất cả các đơn vị tiêu thụ và sử dụng tro xỉ phải có đánh giá tác động môi trường, cụ thể là vật liệu đưa vào sản xuất tại các nhà máy này phải ghi rõ là sử dụng tro bay của các nhà máy nhiệt điện. Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp liên kết sớm xin phép Bộ TN&MT cấp phép sử dụng vật liệu tro xỉ.
“Tuy nhiên, việc xin cấp phép này đang gặp khó khăn vì khi xây dựng các nhà máy xi măng không nói rõ việc sử dụng tro xỉ làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất”, ông Thanh cho biết.
Đặc biệt, về việc tái sử dụng tro xỉ than, các nhà máy nhiệt điện đốt than ở miền Bắc (Phả Lại, Uông Bí, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Nghi Sơn 1) hiện đều có đơn vị tiêu thụ. Còn tại miền Nam, nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã ký hợp đồng với Công ty Mãi Xanh bao tiêu toàn bộ lượng tro xỉ trong cả đời dự án để sản xuất vật liệu xây dựng, gạch không nung, kết cấu bê tông lấn biển…và xuất thành phẩm bằng đường biển qua cảng tổng hợp Vĩnh Tân, thời gian nhận tro xỉ sẽ bắt đầu từ ngày 1/1/2017.
Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 cũng đã ký hợp đồng mua bán tro, xỉ với 3 doanh nghiệp, số lượng khoảng 1,62 triệu tấn/năm.
Bên cạnh đó, EVN cũng kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét, chỉ đạo nghiên cứu, ban hành hoặc cho phép áp dụng một số tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật đối với tro xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện như: Yêu cầu kỹ thuật của tro, xỉ, thạch cao để sản xuất vật liệu xây dựng; yêu cầu kỹ thuật vật liệu tro, xỉ dùng cho san nền và gia cố nền; hướng dẫn kỹ thuật sử dụng tro, xỉ trong san nền công trình dân dụng và hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông; hướng dẫn kỹ thuật sử dụng tro, xỉ và các chất kết dính phù hợp để sản xuất gạch không nung; sử dụng tro bay thay thế cho đất sét để sản xuất clinke trong sản xuất xi măng.
Có thể thấy rằng, đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro xỉ làm VLXD và trong các công trình xây dựng không chỉ đã tháo gỡ các rào cản đầu ra cho nguồn nguyên liệu tro xỉ mà còn là định hướng quan trọng trong phát triển ổn định, bền vững không chỉ đối với các nhà máy nhiệt điện, phân bón mà còn của cả ngành VLXD thân thiện môi trường. Do đó, các các Bộ, ngành liên quan cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để các nhà máy nhiệt điện sớm thực hiện việc tái sử dụng nhằm giảm áp lực đối với các bãi chứa xỉ, thải đã quá tải hiện nay.
Nguy cơ hiện hữu
Nhiệt điện là một trong những ngành phát sinh chất thải tro xỉ lớn. Tính trung bình, để sản xuất ra 1kWh điện sử dụng nhiên liệu than cám sẽ thải ra từ 0,2 - 1,5 kg tro xỉ. Đến năm 2020, dự kiến cả nước sẽ có 43 nhà máy nhiệt điện hoạt động, do vậy, việc xử lý, tái sử dụng tro xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện là nhiệm vụ cấp bách trong bối cảnh hiện nay.
Theo Bộ Công Thương, vướng mắc lớn nhất là nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng, gạch không nung có khả năng sử dụng sử dụng tro, xỉ của nhà máy nhiệt điện làm nguyên liệu sản xuất nhưng lại không đủ điều kiện tiếp nhận tro xỉ theo quy định của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 và thiếu các quy chuẩn kỹ thuật đối với tro xỉ làm vật liệu xây dựng, vật liệu san nền.
Tuy nhiên, về lâu dài cần có giải pháp cụ thể để thúc đẩy việc sử dụng tro, xỉ của các nhà máy nhiệt điện than làm nguyên vật liệu xây dựng, hướng tới giải quyết bài toán về vấn đề môi trường.
Trong khi đó, theo Bộ Xây dựng, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng đã chủ động nghiên cứu, đầu tư công nghệ để có thể sử dụng tro, xỉ, thạch cao thay thế nguyên liệu trong sản xuất vật liệu xây không nung, sản xuất xi măng, bê tông, nhưng lượng tro, xỉ, thạch cao được xử lý và đưa vào sử dụng còn hạn chế. Thực tế cho thấy, tổng lượng tro xỉ, thạch cao chỉ tiêu thụ được hơn 30% (tương đương 5 triệu tấn) so với tổng lượng thải ra hàng năm.Trả lời báo chí, Tiến sĩ Đào Danh Tùng - Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng, trước đây do chính sách không bắt buộc xử lý sử dụng tro xỉ, thạch cao nên các cơ sở phát thải chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường. Cùng với đó, tro xỉ, thạch cao cũng chỉ cần lưu chứa mà không tính đến việc xử lý, sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng hoặc dùng trong các công trình xây dựng.
Ngoài ra, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật cho xử lý, sử dụng tro, xỉ trong sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng trong các công trình xây dựng còn thiếu. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải chưa đi vào thực tế hoặc chưa có chế tài đủ mạnh khiến việc cung cấp, vận chuyển, sử dụng tro xỉ, thạch cao chưa được đẩy mạnh.
“Dự kiến, nếu các nhà máy nhiệt điện được đầu tư theo quy hoạch và lượng tro xỉ thải ra không được xử lý thì đến năm 2018 sẽ là 61 triệu tấn. Đến năm 2020 là 109 triệu tấn, đến năm 2025 là 248 triệu tấn và đến năm 2030 lên tới 422 triệu tấn. Điều này tạo ra những thách thức phải sử dụng diện tích đất khổng lồ để làm bãi chứa và nhiều áp lực môi trường khác, nguy cơ các nhà máy phải dừng sản xuất do không có đủ bãi chứa là một thực tế”, TS. Đào Danh Tùng bày tỏ lo ngại.
Trước đó, để tận dụng nguồn tài nguyên, ngày 23/9/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1696/QĐ-TTg đưa ra một số giải pháp thực hiện xử lý tro,xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón là sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng. Mục tiêu nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm diện tích đất dùng làm bãi chứa chất thải, góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên làm VLXD, bảo đảm phát triển bền vững.
Tiếp đó, ngày 12/4/2017, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 452/QĐ-TTg phê duyệt đề án đẩy mạnh việc xử lý, sử dụng tro xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất VLXD và trong các công trình xây dựng và giao cho các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Trong đó ưu tiên sử dụng tro, xỉ, thạch cao làm VLXD và cho các công trình xây dựng như công trình dân dụng, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn , hoàn nguyên mỏ…
Doanh nghiệp vẫn than “khó”
Tuy nhiên, theo lãnh đạo một số nhà máy nhiệt điện, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành đề án đẩy mạnh tái chế tro xỉ để tận dụng nguồn tài nguyên này. Tuy nhiên, việc tái chế, sử dụng nguồn nguyên liệu này hiện nay vẫn bị hạn chế bởi nhiều nguyên nhân, nhất là các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan vẫn chưa cụ thể.
Trao đổi với PV, ông Vũ Văn Mão – Phó giám đốc Công ty Nhiệt điện Sơn Động (Nhà máy đóng tại thôn Đồng Rì, Thị trấn Thanh Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) cho rằng, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 452/QĐ-TTg tăng cường sử dụng tro, xỉ làm VLXD nhưng hiện nay các Bộ, ngành vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết để đơn vị thực hiện nhằm đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
''Chúng tôi mong muốn thời gian tới các Bộ, ngành có văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết để đơn vị thực hiện việc tái chế, chuyển giao nguồn tro, xỉ cho các cá nhân, tổ chức làm VLXD, phục vụ giao thông, nông nghiệp theo đề án của Chính phủ'', ông Mão kiến nghị.
Trong khi đó, nhận định về hiệu quả trong tái sử dụng nguồn tro xỉ, ông Nguyễn Đức Chung – Phó phòng An toàn kỹ thuật (Nhà máy nhiệt điện Sơn Động) cho biết, hiện nay, nhu cầu của người dân sống gần khu vực nhà máy xin nguồn tro, xỉ để san gạt, tạo mặt bằng để trông keo rất lớn do cây keo phát triển rất tốt, phù hợp.
Ngoài ra, nguồn nguyên liệu này người dân cũng xin để san lấp mặt bằng, đường giao thông.hoặc làm gạch không nung để phục vụ cho nhu cầu xây dựng tại địa phương. Tuy nhiên, hiện nay đơn vị cũng không dám cung cấp do các văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, rõ ràng. Để tháo gỡ cho các nhà máy nhiệt điện, đề nghị các Bộ ngành không nên xem tro xỉ là chất thải rắn công nghiệp mà hãy quy định tro xỉ là nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.Trong khi đó, theo đánh giá của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tro xỉ được phân định là chất thải rắn công nghiệp thông thường và đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về nguyên liệu xây dựng làm nguyên liệu sản xuất VLXD, sản xuất xi măng là phù hợp.
Cũng liên quan đến vấn đề này, ôngNguyễn Văn Thanh - Trưởng phòng An toàn sức khỏe và môi trường (Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng), mỗi ngày Công ty Vũng Áng thải 3.000 tấn tro xỉ (tương đương 1 triệu tấn tro xỉ/năm). Mặc dù theo Quyết định 1696, nhà máy đã hợp tác với một số doanh nghiệp như: Xi măng Sông Gianh, Xi măng Hoàng Mai để đưa vào sử dụng làm nguyên liệu đầu vào sản xuất xi măng nhưng sau một thời gian, việc này đã bị ngừng lại.
Nguyên nhân là do Cảnh sát môi trường kiểm tra và cho rằng các nhà máy này sử dụng tro xỉ khi chưa được phép vì theo Nghị định 38, tất cả các đơn vị tiêu thụ và sử dụng tro xỉ phải có đánh giá tác động môi trường, cụ thể là vật liệu đưa vào sản xuất tại các nhà máy này phải ghi rõ là sử dụng tro bay của các nhà máy nhiệt điện. Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp liên kết sớm xin phép Bộ TN&MT cấp phép sử dụng vật liệu tro xỉ.
“Tuy nhiên, việc xin cấp phép này đang gặp khó khăn vì khi xây dựng các nhà máy xi măng không nói rõ việc sử dụng tro xỉ làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất”, ông Thanh cho biết.
Đặc biệt, về việc tái sử dụng tro xỉ than, các nhà máy nhiệt điện đốt than ở miền Bắc (Phả Lại, Uông Bí, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Nghi Sơn 1) hiện đều có đơn vị tiêu thụ. Còn tại miền Nam, nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã ký hợp đồng với Công ty Mãi Xanh bao tiêu toàn bộ lượng tro xỉ trong cả đời dự án để sản xuất vật liệu xây dựng, gạch không nung, kết cấu bê tông lấn biển…và xuất thành phẩm bằng đường biển qua cảng tổng hợp Vĩnh Tân, thời gian nhận tro xỉ sẽ bắt đầu từ ngày 1/1/2017.
Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 cũng đã ký hợp đồng mua bán tro, xỉ với 3 doanh nghiệp, số lượng khoảng 1,62 triệu tấn/năm.
Bên cạnh đó, EVN cũng kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét, chỉ đạo nghiên cứu, ban hành hoặc cho phép áp dụng một số tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật đối với tro xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện như: Yêu cầu kỹ thuật của tro, xỉ, thạch cao để sản xuất vật liệu xây dựng; yêu cầu kỹ thuật vật liệu tro, xỉ dùng cho san nền và gia cố nền; hướng dẫn kỹ thuật sử dụng tro, xỉ trong san nền công trình dân dụng và hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông; hướng dẫn kỹ thuật sử dụng tro, xỉ và các chất kết dính phù hợp để sản xuất gạch không nung; sử dụng tro bay thay thế cho đất sét để sản xuất clinke trong sản xuất xi măng.
Có thể thấy rằng, đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro xỉ làm VLXD và trong các công trình xây dựng không chỉ đã tháo gỡ các rào cản đầu ra cho nguồn nguyên liệu tro xỉ mà còn là định hướng quan trọng trong phát triển ổn định, bền vững không chỉ đối với các nhà máy nhiệt điện, phân bón mà còn của cả ngành VLXD thân thiện môi trường. Do đó, các các Bộ, ngành liên quan cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để các nhà máy nhiệt điện sớm thực hiện việc tái sử dụng nhằm giảm áp lực đối với các bãi chứa xỉ, thải đã quá tải hiện nay.