Điện Biên: Cần mạnh tay ngăn chặn tình trạng khai thác vàng trái phép

14/04/2018 21:05

(TN&MT) – Mặc dù được đánh giá trữ lượng vàng còn sót lại không còn nhiều, nhưng tình trạng người dân tiếp tục vào tận thu, khai thác trái phép sau khi Công ty Molybdel Điện Biên giải thể và bị rút giấy phép khai thác vẫn còn xảy ra. Những phu vàng bất chấp từng ngày, từng giờ đối mặt hiểm họa đang trực chờ.

1 1 2
Khu khai thác vàng ở bản Háng Trợ, xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông

Sau khi Công ty Molybdel Điện Biên giải thể và rút lui khỏi mỏ vàng bản Háng Trợ, xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông, đã để lại một khai trường nhếch nhác, đất đai tiếp tục xói mòn, sụt lún nham nhở. Nước ngầm, nước mặt ở khu vực này đỏ ngầu, ảnh hưởng trực tiếp cuộc sống, sản xuất của người dân trong vùng.

2 1 5
Người dân bất chấp hiểm nguy, leo các dốc đá dựng đứng để khai thác vàng

Bất chấp các hiểm nguy đang rình rập, rất nhiều người dân đã đổ về mỏ vàng để tìm kiếm, tận thu và khai thác vàng trái phép. Không hề có thiết bị bảo hộ lao động trong quá trình đào bới tìm kiếm, vận chuyển đá ra khỏi mỏ vàng. Không có sự quản lý, mạnh ai người nấy làm, họ đua nhau tìm kiếm các “mạch vàng” còn sót lại với hy vọng vớ được vàn để đổi đời.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Tiến, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Điện Biên Đông cho biết: Đến nay, trữ lượng vàng không còn nhiều, tình trạng người dân vào tận thu, khai thác vàng tuy đã giảm nhưng vẫn còn tiếp diễn, khó khăn cho công tác quản lý.

3 29
Những hố vàng sâu hun hút được các phu vàng đào khoét

Ngày 11/4, chúng tôi có mặt tại mỏ vàng bản Háng Trợ, xã Phì Nhừ, lượng người tìm kiếm vàng không còn tấp nập như trước. Tại đây, vẫn còn 3 lán trại và trên dưới 10 phu vàng đang tiến hành đào bới, kiếm vàng. Tiếng máy nổ, máy khoan vang cả đỉnh đồi, tiếng xe máy chở quặng về bản để nghiền vẫn còn thình thịch. Tuyệt nhiên chẳng một ai để ý đến sự có mặt của chúng tôi.

4 1
Nghiền đá ngay tại điểm khai thác
Việc khai thác vàng ở khu vực đầu nguồn, khiến dòng suối trở nên ô nhiễm nghiêm trọng.
Việc khai thác vàng ở khu vực đầu nguồn, khiến dòng suối trở nên ô nhiễm nghiêm trọng.

Phu vàng tên Vy, đến từ huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, cho biết: Chúng tôi vào đây đã được mấy tháng với mục đích mót vàng còn sót lại. Công việc này chủ yếu dựa vào may mắn, hôm nào trúng mạch có khi kiếm tiền triệu, lúc kém may thì cả tháng cũng không ra đồng nào. Chỉ tay vào “hố vàng” mới được đào, phu vàng này nói: “Đấy! cái hố kia mấy anh em đào gần tháng trời mà không có vàng.”

Một phu vàng khác ở bản Háng Trọ, xã Phì Nhừ, cho biết: Giờ hết vàng rồi, kiếm ăn cũng khó. Thỉnh thoảng chúng tôi lại vào chở đá có quặng về bản để nghiền. Trung bình cũng được khoảng 200 nghìn mỗi ngày.

Một số hình ảnh tại khai trường
Một số hình ảnh tại khai trường
Một số hình ảnh tại khai trường
Một số hình ảnh tại khai trường
Một số hình ảnh tại khai trường

Công ty Cổ phần công nghiệp Molybden đã “chạy làng” từ cuối năm 2016. Từ đó đến nay, tình trạng khai thác vàng kiểu "thổ phỉ" vẫn thường xuyên xảy ra. Cả một vùng núi ngày đêm bị cày xới, rút lõi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, nguồn nước và đe dọa mạng sống của nhiều người.

Thiết nghĩ, để tránh thất thoát nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và tính mạng của những phu vàng nơi thâm sơn, UBND tỉnh Điện Biên cần sớm đưa ra những giải pháp quyết liệt, chỉ đạo UBND huyện Điện Biên Đông kịp ngăn chặn tình trạng khai trái phép diễn ra.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Điện Biên: Cần mạnh tay ngăn chặn tình trạng khai thác vàng trái phép
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO