Dân mất đất canh tác vì DN đua nhau "phá núi"

11/05/2016 00:00

(TN&MT) - Chúng tôi về lại thôn Phước Hậu (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) trong một ngày nắng nóng đầu hè. Chứng kiến cảnh người dân thiếu đất sản xuất, không có nước dùng, bụi, khói từ các trạm nghiền đá, bê tông, lò gạch… cứ bám lấy cả thôn.

Đã nhiều năm nay rồi, cái sự bụi bặm, mùi hôi và tiếng ồn ấy nó đeo bám người dân trong làng như “bám đĩa”
Đã nhiều năm nay rồi, cái sự bụi bặm, mùi hôi và tiếng ồn ấy nó đeo bám người dân trong làng như “bám đĩa”

Đã nhiều năm nay rồi, cái sự bụi bặm, mùi hôi và tiếng ồn ấy nó đeo bám người dân trong làng như “bám đĩa”, nào là ruộng vườn thì khô hạn, vì nguồn nước duy nhất đã bị bít kín, nước sinh hoạt không có… nhưng có lẽ cái gây dư luận bức xúc nhất chính là tiếng ồn, bụi bặm từ các mỏ đá, đường sá hư hỏng vì các loại xe tải nặng chạy rầm rập suốt ngày…

Vấn đề này, người dân trong làng đã kiến nghị nhiều lần, báo chí cũng nhiều lần can thiệp, chính quyền địa phương cũng họp dân, tìm các biện pháp giải quyết, nhưng xem ra vẫn còn “loay hoay” vì đâu vẫn hoàn đấy.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Duy Anh - Trưởng thôn Phước Hậu cho biết, thôn có hơn 70 hộ dân, cái “đặc biệt” của thôn là mấy năm nay, áp  vào ngay sát lưng, bao bọc quanh thôn là 5-6 cơ sở sản xuất của 5-6 doanh nghiệp, mà cơ sở nào cũng có tiếng là gây nên tiếng ồn, bụi bặm, ô nhiễm nguồn nước, môi trường sinh thái.

Cả thôn có hơn 12 ha ruộng, trước đây còn canh tác được 2 vụ, nhờ vào nguồn ngước tự nhiên từ khe Hố Dầu, nhưng 5 năm nay, nguồn nước đã bị các mỏ khai thác đá bín kín, ruộng đất đành bỏ hoang khô cằn, chỉ chờ đến mùa mưa, mới có thể canh tác được một vụ lúa
Cả thôn có hơn 12 ha ruộng, trước đây còn canh tác được 2 vụ, nhờ vào nguồn ngước tự nhiên từ khe Hố Dầu, nhưng 5 năm nay, nguồn nước đã bị các mỏ khai thác đá bín kín, ruộng đất đành bỏ hoang khô cằn, chỉ chờ đến mùa mưa, mới có thể canh tác được một vụ lúa

Có thể điểm ra các cơ sở như Trạm trộn nhựa bê tông Công ty Hoàng Tiến, mỏ khai thác đá Công ty Hoàng Anh, Công ty Huỳnh Đức May, mỏ đá Công ty Hoàng Khoa, Xuân Mai, Trạm trộn nhựa bê tông Quảng Nam, Kho tập kết trung chuyển than của Công ty CP Đông Bắc Quảng Ninh.

Ông Bùi Văn Lành - là người cao tuổi nhất ở khu vực có 11 hộ dân đều tộc Bùi trong thôn, cũng là 11 hộ dân chịu ảnh hưởng nặng nhất vì ô nhiễm từ các cơ sở sản xuất chế biến đá, vì nhà cửa nằm sát các cơ sơ này, dẫn chúng tôi đi quanh thôn. Chỉ vào những vườn cây trơ trụi, ông Lành lý giải: “Không có cây nào phát triển được, cứ lụi dần…”. Ngày nắng, cả thôn nhờ nhờ một màu bụi đất và đá, chỉ cần một cơn gió thổi, bụi từ đường giao thông bên cạnh, bụi  bám từ cây, bụi từ các mỏ đá, cơ sở sản xuất đá bay tứ tung trong thôn. Nhà nào nhà nấy đóng cửa kín mít, cứ như ngôi làng bị bỏ hoang vậy. Ngày mưa, đường làng ngõ xóm lầy lội bùn đất, bụi bám trên cây, gặp mưa hóa thành bùn trút xuống người đi đường…

Hầu như tất cả giếng nước trong thôn đều bị ô nhiễm nặng, bốc mùi hôi thối, không thể dùng để sinh hoạt được, người dân phải đi mua nước đóng bình về để nấu ăn hàng ngày.  Cả thôn có hơn 12 ha ruộng, trước đây còn canh tác được 2 vụ, nhờ vào nguồn ngước tự nhiên từ khe Hố Dầu, nhưng 5 năm nay, nguồn nước đã bị các mỏ khai thác đá bín kín, ruộng đất đành bỏ hoang khô cằn, chỉ chờ đến mùa mưa, mới có thể canh tác được một vụ lúa.

Ông Trần Văn Thu - Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Nhơn cho biết: Người dân thôn Phước Hậu đã chịu sự ô nhiễm môi trường từ nhiều năm nay, đã kiến nghị lên các cấp chính quyền nhiều lần
Ông Trần Văn Thu - Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Nhơn cho biết: Người dân thôn Phước Hậu đã chịu sự ô nhiễm môi trường từ nhiều năm nay, đã kiến nghị lên các cấp chính quyền nhiều lần

Ông Bùi Văn Lành dẫn chúng tôi đi một vòng quanh thôn rồi kết luận: “Đấy các anh xem, chúng tôi gọi làng mình là “làng khổ” chứ có sai chút chi không…!?”.

Tìm vào các mỏ khai thác đá, sản xuất chế biến đá để tìm hiểu, quan sát thực tế, chúng tôi đều được trả lời, người quản lý cao nhất không có ở cơ sở, nên không thể trả lời với nhà báo bất cứ điều gì…!?.

Tại Kho tập kết trung chuyển than của Công ty CP Đông Bắc, ông Vũ Đình Tĩnh - phụ tránh kho cho biết, công ty thuê diện tích hơn 5000 m2 tại thôn Phước Hậu từ năm 2012, trong thời hạn 50 năm. Mỗi tháng kho tập kết khoảng 2000 tấn than.

Ông Tĩnh thừa nhận rằng, kho tập kết than cũng có ảnh hưởng đến môi trường khu vực, nhưng không “đáng kể” lắm. Đầu năm 2016, trong một cơn lốc, bụi than đã bay vào một số nhà dân gần khu vực, trực tiếp ông Tĩnh đã đến xin lỗi từng hộ dân. Ảnh hưởng của kho than chỉ xảy ra vào mùa mưa, nước thải có thể tràn ra kho bãi vào khu dân cư. Cuối tháng 4/2016 vừa rồi, sau khi được chính quyền địa phương yêu cầu làm cam kết, kho than đã cho xây dựng lại toàn bộ hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo mùa mưa tới sẽ không ảnh hưởng đến khu dân cư.

Trao đổi với Báo TN&MT, ông Trần Văn Thu - Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Nhơn cho biết: Người dân thôn Phước Hậu đã chịu sự ô nhiễm môi trường từ nhiều năm nay, đã kiến nghị lên các cấp chính quyền nhiều lần. Tuy nhiên, qua trao đổi, ông Thu cũng cho rằng, chính quyền cấp xã cũng chỉ kiểm tra, nhắc nhở các doanh nghiệp, chứ cũng chưa tìm ra biện pháp nào “hữu hiệu” hơn để giúp người dân.

Ông Vũ Đình Tĩnh - phụ tránh kho tập kết trung chuyển than của Công ty CP Đông Bắc thừa nhận rằng, kho tập kết than cũng có ảnh hưởng đến môi trường khu vực
Ông Vũ Đình Tĩnh - phụ tránh kho tập kết trung chuyển than của Công ty CP Đông Bắc thừa nhận rằng, kho tập kết than cũng có ảnh hưởng đến môi trường khu vực

Cũng theo ông Thu, cuối tháng 4-/2016, UBND xã đã có cuộc họp nghe ý kiến phản ánh của nhân dân, đề nghị các doanh nghiệp cam kết, đảm bảo vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng tới khu dân cư. Nhưng xem ra trước thực trạng hiện nay thì tình hình vẫn còn phức tạp.

Còn ông Nguyễn Tấn Khoa - Trưởng phòng TN-MT huyện Hòa Vang thì cho rằng, UBND huyện đã thành lập đoàn  liên ngành, phối hợp với Sở TN-MT kiểm tra, xử lý tình hình khai thác, chế biến khoáng sản gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện.

“Tuy nhiên, đối với khu vực thôn Phước Hậu, Hòa Nhơn, nơi tập trung nhiều mỏ, cơ sở sản xuất, chế biến khoáng sản, UBND huyện đã có văn bản đề nghị quy hoạch khu công nghiệp vừa và nhỏ, trên diện tích 600 ha. Trong công tác quy hoạch này sẽ di dời toàn bộ thôn Phước Hậu, tuy nhiên đây mới chỉ là chủ trương, còn chờ thành phố và ngành chức năng xem xét, phê duyệt, còn thời gian nào thì chưa rõ” - ông Khoa nói.

Bài & ảnh: Xuân Lam

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Dân mất đất canh tác vì DN đua nhau "phá núi"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO