Công ty CP Cao su Sơn La: 7 năm không ra nổi hợp đồng góp đất, vì sao?

21/05/2014 00:00

(TN&MT) - Sơn La là địa phương gặp nhiều khó khăn trên con đường phát triển cây cao su so với hai tỉnh láng giềng Lai Châu và Điện Biên.

(TN&MT) - Là tỉnh Tây Bắc đầu tiên được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) chọn mặt gửi vàng để trồng cây cao su với quy mô công nghiệp, nhưng đến nay, Sơn La lại là địa phương gặp nhiều khó khăn nhất trên con đường phát triển cây cao su so với hai tỉnh láng giềng Lai Châu và Điện Biên. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
   
Vướng vic “ăn chia” sn phm?
   
  Cách đây 7 năm, Công ty CP Cao su Sơn La ra đời. Từ đó đến nay, công ty đã được tỉnh Sơn La giao cho 8.683,6 ha đất trồng cây cao su; trong đó có 6.777 hộ dân góp đất với tổng diện tích 6.178 ha và 2.505 ha đất cộng đồng, trồng được 7.005 ha. Thế nhưng, cho tới thời điểm này, việc lựa chọn cơ chế góp đất theo mô hình cổ phần giữa người dân và Công ty CP Cao su Sơn La đang gặp rất nhiều rắc rối bởi không có hướng dẫn cụ thể từ Chính phủ và Bộ Tài chính về cơ chế ăn chia sản phẩm. Điều đó khiến các cấp chính quyền, công ty và người dân như ngồi trên đống lửa khi cây cao su sắp sửa cho kỳ thu hoạch mủ đầu tiên. Tính đến thời điểm này, Công ty CP Cao su Sơn La cùng với UBND tỉnh Sơn La đã đầu tư hơn 1000 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển cây cao su ở 6 huyện, 19 xã, 123 bản. Tại huyện Mường La, diện tích cây cao su đã trồng được hơn 2.000ha, chia làm nhiều giai đoạn nhưng chưa có bất cứ hộ dân nào được ký hợp đồng góp đất (khoảng hơn 1 nghìn hộ) mặc dù chỉ khoảng hơn 1 năm nữa, cây cao su trên địa bàn được thu hoạch. Ông Phan Tiến Diện, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường La cho biết: Công ty đầu tư trên địa bàn từ năm 2008, nhưng trên quan điểm là chúng tôi sẽ bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Vấn đề góp đất của nhân dân chúng tôi không ngại, chỉ ngại là đến bao giờ công ty mới thực hiện ký hợp đồng với người dân. Mặc dù giờ chưa ký hợp đồng góp đất nhưng chúng tôi sẽ yêu cầu công ty công nhận quyền góp đất của nhân dân từ thời điểm góp đất (từ năm 2009) để đảm bảo quyền lợi của nhân dân trong việc góp cổ phần.
   
   
  Ngoài ra, khi bắt đầu tiến hành trồng cây cao su, giữa công ty và người dân tham gia góp đất làm cổ phần hầu hết đều đã thống nhất thỏa thuận giá trị góp đất là 10 triệu đồng/ha, và người dân sẽ được hưởng 10% giá trị (hoặc sản lượng) sản phẩm mủ cao su thu được khi có thu hoạch. Trong khi đó, theo tính toán của các nhà trồng cây cao su, thì sau khi cây cao su cho sản phẩm 5 năm lúc đó mới có lãi, mà đối với doanh nghiệp thì phải có lãi mới được chia. Đối chiếu với hiện tại sẽ thấy người dân phải chờ đợi ít nhất 12 năm để được ăn chia sản phẩm. Tuy nhiên đến nay, Công ty CP Cao su Sơn La lại chưa hề công bố chi phí đầu tư/ha cao su tới lúc thu hoạch cụ thể là bao nhiêu. Việc thiếu công khai này đang khiến người dân ngày càng không an tâm về cơ chế hợp tác góp đất, làm ảnh hưởng tới tình hình chung. Bên cạnh đó, theo thoả thuận, người dân góp mỗi ha đất trồng cao su sẽ được tuyển dụng một lao động vào Công ty làm việc. Tuy nhiên đến nay, còn một số lượng rất lớn nông dân góp đất chưa được Công ty CP Cao su Sơn La ký hợp đồng lao động. Nguyên nhân thì nhiều, nhưng chủ yếu là do bình quân đất sản xuất trên một hộ góp đất không đủ tiêu chuẩn theo quy định.
   
  Theo báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh năm 2014 của công ty CP Cao su Sơn La, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng tính tới thời điểm này, Công ty có có 4.660 lao động thuộc 21 đơn vị (đã ký hợp đồng lao động với 2.641 người); trong đó lao động nữ 1484 người, lao động là người dân tộc chiếm 97%. Mức lương bình quân đạt 2,9 triệu đồng/người/tháng. Năm 2014, công ty phấn đấu trồng mới thêm 600 ha nữa nhưng do chưa có hợp đồng góp đất với dân nên xảy ra tình trạng tranh chấp, công tác xen canh lấn cao su còn xảy ra. Hiện Công ty đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay phục vụ cho thời kỳ cao su thiết kế cơ bản.
   
  Trao đổi với chúng tôi, Ông Cầm Văn Chính – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La - Trưởng ban chỉ đạo phát triển cây cao su của tỉnh Sơn La chia sẻ: Hiện các tỉnh trồng cao su ở Tây Bắc có hai mô hình góp đất, một là dân góp đất hưởng % sản phẩm (áp dụng tại Lai Châu và Điện Biên), hai là góp đất làm cổ phần (áp dụng ở Sơn La). Mô hình góp đất làm cổ phần đang khiến chính quyền và cả người dân rất băn khoăn bởi tính rắc rối về mặt pháp lý. Theo ông Chính, vấn đề này UBND tỉnh Sơn La cũng đã có nhiều cuộc làm việc với Bộ Tài chính, và cũng đã được Bộ Tài chính đồng ý chủ trương cho Sơn La thực hiện thí điểm. Tuy nhiên, không hiểu vướng mắc ở đâu mà đến nay vẫn chưa có quyết định cụ thể để Sơn La thực hiện. Ông Chính lo ngại bởi nếu không hoàn thiện sớm thì sau này khi thu hoạch mủ cao su, tranh chấp về quyền lợi giữa các bên chắc chắn sẽ xảy ra.
   
  Khi được hỏi thêm về vấn đề này,  ông Nguyễn Thế Luận - Phó ban thường trực Ban chỉ đạo phát triển cây cao su của tỉnh Sơn La cho biết: Mô hình góp đất này là thử nghiệm, giờ chúng tôi cùng với công ty đang trình Chính phủ duyệt sau đó mới ký được hợp đồng với nhân dân. Chúng tôi đã chờ Chính phủ 5 năm nay rồi, nhưng chưa có chỉ đạo rõ ràng, nên chưa thể ký hợp đồng được. Nhưng không vì thế mà chúng tôi bỏ mặc người dân, hiện tỉnh đã hỗ trợ cho những người góp đất nhưng không được nhận vào làm việc là 3 triệu đồng/1ha/7 năm (24 triệu trong 7 năm – mỗi năm 3 triệu). Nguồn hỗ trợ đó, người dân có thể mua cây giống hoặc con giống để làm ăn. Trước đây tỉnh hỗ trợ từng năm một, nhưng giờ hỗ trợ một lần để họ có nhiều biện pháp tính toán làm ăn hơn.
   
Cây cao su có được hưởng chi phí môi trường rng?
   
  Vừa "chân ướt chân ráo" lên đất Sơn La, cây cao su đã buộc phải leo lên những đồi đất cằn cỗi, độ dốc cao, tầng canh tác rất mỏng (đa phần từ 70cm đến 1m, có nơi chỉ 50cm) ở các huyện như Yên Châu, Quỳnh Nhai, Sông Mã… bởi diện tích đất màu mỡ để dành cho cây ngô, cây lúa. Thế nhưng, ngay khi mới bén rễ, cây cao su đã không sống nổi do đợt rét đậm, rét hại năm 2010. Gần 60ha cao su mới trồng ở Sơn La đã bị chết hoàn toàn, phải thanh lí trồng lại, hơn 380ha khác bị ảnh hưởng nặng nề phải trồng dặm, đến nay vẫn đang phải chăm sóc với chế độ đặc biệt để theo kịp với vườn cao su cùng lứa… Trải qua những khó khăn ấy, cây cao su ở Sơn La đến nay cũng đang dần có những tín hiệu sáng sủa.
   
  Ông Nguyễn Thế Luận - Phó ban thường trực Ban chỉ đạo phát triển cây cao su của tỉnh Sơn La cho biết: “UBND tỉnh Sơn La đang tiến hành khảo sát chuẩn bị xây dựng nhà máy để phục vụ chế biến mủ ở Thuận Châu, Mường La, Yên Châu... khi cao su bước vào kỳ thu hoạch, dự kiến nhà máy đầu tiên sẽ được xây dựng và hoàn thành trong năm 2014.”
   
  Bên cạnh đó còn những băn khoăn khi diện tích trồng cây cao su bắt đầu phủ xanh các diện tích đồi núi trọc, vấn đề chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được đặt ra. Ông Luận phân tích, theo Quyết định 2855 của Bộ NN&PTNT, cây cao su là cây đa mục đích, trồng trên đất lâm nghiệp thì đó là cây lâm nghiệp. Như vậy, đương nhiên người dân được hưởng phí 700 nghìn đồng/ha/năm. Đến nay, nhiều diện tích cao su đã phủ xanh đồi núi trọc, nhưng địa phương vẫn chưa được hưởng phí bảo vệ môi trường rừng nên chúng tôi vẫn đang tiếp tục kiến nghị. Tôi được biết tỉnh Lai Châu trong năm 2012 cũng chủ động đi trước một bước và đã thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hơn 2.500 ha cao su đủ độ tuổi được hưởng chi trả dịch vụ môi trường rừng (trên 3 tuổi) với mức hơn 280 nghìn đồng /ha.
   
  Vẫn theo ông Cầm Văn Chính, hiện tại, quỹ đất để mở rộng cao su ở Sơn La còn rất lớn, nhưng không có nhiều vùng đất phù hợp bởi đất xấu, độ dốc lớn và đặc biệt là hầu hết có độ cao trên 600m (so với mực nước biển). Trong khi đó, quy chuẩn trồng cao su Tây Bắc đề ra phải trồng dưới độ cao 600m nên việc tìm kiếm diện tích để mở rộng cao su là vô cùng khó khăn, tốn kém. Chính vì thế, “cùng với kiến nghị chi trả dịch vụ môi trường rừng, tỉnh Sơn La còn đang xin Chính phủ cơ chế hỗ trợ đặc biệt dành cho chương trình phát triển cao su Tây Bắc như: Hạ tầng giao thông vào vùng nguyên liệu, cho phép được hưởng hỗ trợ ưu đãi lồng ghép với các chương trình đầu tư khác dành cho vùng miền núi, vùng sâu…, hỗ trợ và tăng gấp đôi tiền lương đối với công nhân là người dân tộc thiểu số thuộc các công ty cao su ở đóng ở vùng sâu, vùng xa… do suất đầu tư/ha cao su ở Tây Bắc cao hơn gấp đôi so với các vùng khác”.
   
Mnh Hưng
   
         
Ông Cầm Văn Chính – Phó Chủ tịch UBND - Trưởng ban chỉ đạo phát triển cây cao su tỉnh Sơn La cho biết: “Hiện chính quyền và người dân góp đất trồng cao su cũng hết sức ái ngại về vấn đề năng suất, đặc biệt là khi đến nay cây cao su vẫn chưa đến tuổi cho thu hoạch mủ nên vấn đề năng suất vẫn là một ẩn số. Nhưng chúng tôi rất hy vọng đó là cây mũi nhọn để thay đổi cuộc sống của nhân dân".
         
    
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Công ty CP Cao su Sơn La: 7 năm không ra nổi hợp đồng góp đất, vì sao?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO