Bà Vũ Thị Hiền – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng cao (CERDA) cho biết, mô hình cộng đồng bảo vệ rừng và phát triển sinh kế được triển khai tại 5 xã của huyện Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên) và 2 xã của huyện Như Xuân (tỉnh Thanh Hóa) với những người hưởng lợi từ dự án là cộng đồng dân tộc thiểu số, cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng; cán bộ cấp huyện và xã.
Mô hình hướng tới giao quyền sử dụng rừng 50 năm với chi phí thấp cho cộng đồng; Phát triển các thể cho cộng đồng (HTX); Quản trị rừng bền vững do cộng đồng thực hiện. Đồng thời, phục hồi và duy trì hệ sinh thái rừng; cải tạo tài nguyên đất nông nghiệp và thúc đẩy sản xuất định hướng hữu cơ trong nông nghiệp; sản xuất hàng hóa, tiếp cận thị trường. Ngoài ra, xây dựng năng lực cho công đồng sẵn sàng tham gia REDD+; đóng góp, cải thiện viêc triển khai chính sách.
Theo bà Vũ Thị Hiền, sau thời gian triển khai, CERDAđãphối hợp với chính quyền địa phương giao quyền sử dụng rừng (50 năm) cho cộng đồng dân cư. Cụ thể tại Thái Nguyên, giao quyền sử dụng 3.520,83 ha rừng tự nhiên trên núi đá cho 119 cộng đồng, 2.189 hộ gia đình; ở Thanh Hóa đã giao 1.852,5 ha cho 18 cộng đồng, 483 hộ gia đình; sẽ giao tiếp 1.031,9 ha cho cộng đồng. Đồng thời, hình thành 7 HTX cộng đồng từ 137 cộng đồng chủ rừng, với số thành viên là 2.670 hộ gia đình (cả vợ và chồng). Các HTX được đào tạo năng lực làm chủ rừng, vận hành tổ chức và tham gia REDD+, tiêu thụ hàng hóa.
Cùng với đó, quản trị rừng cộng đồng bằng luật tục (phối hợp với pháp luật) – Phát triển các thể chế cộng đồng và xây dựng năng lực. Nhờ đó, 100% các diện tích rừng đã giao được cộng đồng bảo vệ, chấm dứt tình trạng “rừng vô chủ”, người tứ phương đến khai thác bất hợp pháp và chặt cây non làm củi, săn bắt động vật hoang dã, khai thác tận diệt bán công khai cho tư thương và bán sản phẩm sang Trung Quốc.
“Cho đến hiện tại, hệ sinh thái rừng đang phục hồi nhanh trên diện tích trên 5.000 ha rừng, động vật hoang dã đã trở lại, nhiều loài cây quý hiếm phục hồi và có cơ hội sống còn. Các cộng đồng chủ rừng vùng dự án đã được xây dựng năng lực tham gia REDD+ với vai trò chủ thể, thông qua tổ chức pháp nhân”, bà Hiền chỉ rõ.
Khảo sát trên 497,64 ha rừng tự nhiên núi đá, tuyến điều tra là 17.01 ha cộng đồng xác định, chụp ảnh và tọa độ được 730 loài động vật và thực vât (có giá trị theo kiến thức bản đại). Trong đó 337 loài cây gỗ(9 loài trong Sách đỏ Việt Nam), 160 cây lâm sản ngoài gỗ, 5 động vật có vú.
Một trong những kết quả đáng ghi nhận từ dự án là chủ động tham gia chính sách lâm nghiệp tạo thu nhập và cải thiện việc triển khai chính sách có hiệu quả hơn: chính quyền địa phương dừng các hợp đồng bảo vệ rừng cộng đồng và UBND các xã (Chương trình 661 – bảo vệ rừng không hiệu quả) ký với các tổ chức pháp nhân của cộng đồng. Cộng đồng có thu nhập công bằng mới từ rừng, kể cả các hộ neo đơn góp phần giảm nghèo và tăng quản trị tham gia xã hội.
Kết quả khảo sát mô hình cũng đánh giá chất lượng đất nông nghiệp được cải thiện, chất lượng sản phẩm được nâng cao. Hàng hóa đặc sản địa phương được sản xuất thông qua việc hử nghiệm bán măng phi hóa chất tại thị trường Hà Nội có tín hiệu tốt từ thị trường, giá bán tăng. Như vậy, bước đầu cho thấy từ những hoạt động của mô hình cộng đồng bảo vệ rừng và phát triển sinh kế, cuộc sống của người dân ngày được cải thiện, rừng được bảo vệ tốt và phát triển bền vững.