(TN&MT) - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 3199/QĐ-BTNMT ngày 14/12/2017 ban hành Quy trình liên thông giải quyết một số thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Xung quanh nội dung này, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn ông Phan Tuấn Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường (đơn vị chủ trì soạn thảo). Dưới đây là nội dung phỏng vấn về Quy trình liên thông TTHC của Bộ Tài nguyên và Môi trường.PV: Xin ông tóm tắt về Quy trình liên thông TTHC vừa mới được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Quy trình liên thông TTHC khác với quy trình giải quyết TTHC thông thường?
Ông Phan Tuấn Hùng: Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Vụ Pháp chế đã chủ trì, phối hợp với Tổng cục Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Cục Quản lý tài nguyên nước và Văn phòng Bộ (Văn phòng một cửa) tổ chức nghiên cứu, đề xuất và trình Bộ trưởng ban hành Quy trình thí điểm liên thông một số TTHC thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Quy trình liên thông giải quyết TTHC là một quy trình giải quyết TTHC tự nguyện, doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện; chỉ khi doanh nghiệp đăng ký thì cơ quan quản lý nhà nước sẽ thực hiện quy trình này. Có thể nói rằng Quy trình liên thông này là một quy trình hợp tác tự nguyện giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong giải quyết TTHC vì lợi ích của hai phía.
Hiện tại, Bộ TNMT đang triển khai thí điểm liên thông 11 TTHC thuộc 03 lĩnh vực môi trường, biển đảo và tài nguyên nước. Các TTHC được lựa chọn để liên thông là các TTHC có tính chất khá tương đồng và liên quan đến nhau. Các TTHC được kết hợp tạo thành 09 quy trình liên thông cụ thể.
PV: Nguyên tắc và phương pháp phương pháp liên thông TTHC là như thế nào, thưa ông?
Ông Phan Tuấn Hùng: Để thực hiện liên thông TTHC phải bảo đảm nguyên tắc “ba cùng” hay nói cách khác phải bảo đảm 03 yêu cầu, thứ nhất là cùng một đối tượng thực hiện, thứ hai là cùng một thẩm quyền giải quyết và thứ ba là cùng một thời điểm thực hiện.
Chẳng hạn như một dự án đầu tư vừa là đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường vừa là đối tượng cấp phép xả nước thải vào nguồn nước và cả hai thủ tục này đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì chủ dự án đó có thể nộp đồng thời 02 loại hồ sơ của hai TTHC nêu trên và đăng ký thực hiện theo quy trình liên thông thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sau khi tiếp nhận các hồ sơ, Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt, cấp phép và trả kết quả đồng thời cùng lúc là quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; tức là lồng ghép 02 quy trình giải quyết TTHC thành 01 quy trình giải quyết TTHC.
Hay nói cách khác, Quy trình liên thông TTHC là một quy trình mà trong đó cơ quan quản lý nhà nước kết hợp giải quyết nhiều quy trình giải quyết TTHC trong một quy trình thay vì thực hiện nhiều quy trình riêng lẻ thông thường. Theo đó, cơ quan quản lý sẽ chỉ thành lập, tổ chức 01 hội đồng thẩm định, chỉ tổ chức 01 đoàn kiểm tra thực địa (nếu có) và cùng đồng thời phê duyệt, cấp phép …, thay vì tổ chức nhiều hội đồng thẩm định, nhiều đoàn kiểm tra thực địa…. Đây là điểm khác biệt căn bản so với quy trình giải quyết riêng lẻ từng TTHC theo cách thông thường hiện nay.
PV: Thưa ông, thực hiện Quy trình liên thông TTHC thì doanh nghiệp được hưởng những lợi ích như thế nào?
Ông Phan Tuấn Hùng: Mục tiêu của Quy trình liên thông TTHC là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong thực hiện TTHC trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Theo cá nhân tôi thì doanh nghiệp sẽ được hưởng 03 lợi ích chính:
Về chi phí thực hiện TTHC, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm trung bình tối thiểu khoảng 30% chi phí thực hiện TTHC, đặc biệt một số quy trình liên thông có thể tiết kiệm lên đến gần 60% chi phí thực hiện TTHC.
Về thời gian thực hiện TTHC, doanh nghiệp sẽ rút được thời gian thực hiện TTHC trung bình 54% thời gian, cá biệt có một số quy trình sẽ rút ngắn trên 60% thời gian thực hiện. Doanh nghiệp sẽ không phải mất nhiều thời gian chờ đợi giải quyết từng TTHC riêng lẻ mà sẽ được giải quyết 2 hoặc 3 TTHC cùng một lúc nhưng thời gian chỉ bằng và tương đương thời gian giải quyết 1 TTHC.
Về chi phí cơ hội, vấn đề này rất khó định lượng bằng con số cụ thể nhưng tôi cho đây là lợi ích lớn nhất mà doanh nghiệp được hưởng lợi từ Quy trình liên thông TTHC. Tiết kiệm chi phí cộng với việc rút ngắn thời gian sẽ giúp cho doanh nghiệp, nhà đầu tư gia tăng chi phí cơ hội cũng như giảm rủi ro trong đầu tư, kinh doanh.
Ngoài ra, liên thông TTHC còn giúp doanh nghiệp lược bỏ một vài thành phần hồ sơ trùng lặp giữa các TTHC.
PV: Cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là Bộ TNMT có lợi ích gì khi triển khai Quy trình liên thông TTHC, thưa ông?
Ông Phan Tuấn Hùng: Không chỉ doanh nghiệp hưởng lợi mà chính cơ quan quản lý nhà nước cũng được hưởng lợi từ Quy trình liên thông TTHC. Tương tự như doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước cũng sẽ tiết giảm được đáng kể các chi phí, nguồn lực thực hiện cũng như tiết kiệm và rút ngắn được thời gian cho mình.
Ngoài ra, theo tôi thì thực hiện Quy trình liên thông TTHC còn giúp tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ và quan trọng nhất là việc thực hiện liên thông TTHC giúp cho Bộ TNMT ngày càng nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, phù hợp chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động vì người dân và doanh nghiệp.
PV: Quy trình liên thông này mới được thí điểm, vậy kế hoạch của Bộ TNMT trong thời gian tới như thế nào, thưa ông?
Ông Phan Tuấn Hùng: Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Vụ Pháp chế đã chủ trì, phối hợp với Tổng cục Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Cục Quản lý tài nguyên nước và Văn phòng Bộ (Văn phòng một cửa) tổ chức nghiên cứu, đề xuất và trình Bộ trưởng ban hành Quy trình thí điểm liên thông một số TTHC thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Quy trình liên thông giải quyết TTHC là một quy trình giải quyết TTHC tự nguyện, doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện; chỉ khi doanh nghiệp đăng ký thì cơ quan quản lý nhà nước sẽ thực hiện quy trình này. Có thể nói rằng Quy trình liên thông này là một quy trình hợp tác tự nguyện giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong giải quyết TTHC vì lợi ích của hai phía.
Hiện tại, Bộ TNMT đang triển khai thí điểm liên thông 11 TTHC thuộc 03 lĩnh vực môi trường, biển đảo và tài nguyên nước. Các TTHC được lựa chọn để liên thông là các TTHC có tính chất khá tương đồng và liên quan đến nhau. Các TTHC được kết hợp tạo thành 09 quy trình liên thông cụ thể.
PV: Nguyên tắc và phương pháp phương pháp liên thông TTHC là như thế nào, thưa ông?
Ông Phan Tuấn Hùng: Để thực hiện liên thông TTHC phải bảo đảm nguyên tắc “ba cùng” hay nói cách khác phải bảo đảm 03 yêu cầu, thứ nhất là cùng một đối tượng thực hiện, thứ hai là cùng một thẩm quyền giải quyết và thứ ba là cùng một thời điểm thực hiện.
Chẳng hạn như một dự án đầu tư vừa là đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường vừa là đối tượng cấp phép xả nước thải vào nguồn nước và cả hai thủ tục này đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì chủ dự án đó có thể nộp đồng thời 02 loại hồ sơ của hai TTHC nêu trên và đăng ký thực hiện theo quy trình liên thông thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sau khi tiếp nhận các hồ sơ, Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt, cấp phép và trả kết quả đồng thời cùng lúc là quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; tức là lồng ghép 02 quy trình giải quyết TTHC thành 01 quy trình giải quyết TTHC.
Hay nói cách khác, Quy trình liên thông TTHC là một quy trình mà trong đó cơ quan quản lý nhà nước kết hợp giải quyết nhiều quy trình giải quyết TTHC trong một quy trình thay vì thực hiện nhiều quy trình riêng lẻ thông thường. Theo đó, cơ quan quản lý sẽ chỉ thành lập, tổ chức 01 hội đồng thẩm định, chỉ tổ chức 01 đoàn kiểm tra thực địa (nếu có) và cùng đồng thời phê duyệt, cấp phép …, thay vì tổ chức nhiều hội đồng thẩm định, nhiều đoàn kiểm tra thực địa…. Đây là điểm khác biệt căn bản so với quy trình giải quyết riêng lẻ từng TTHC theo cách thông thường hiện nay.
PV: Thưa ông, thực hiện Quy trình liên thông TTHC thì doanh nghiệp được hưởng những lợi ích như thế nào?
Ông Phan Tuấn Hùng: Mục tiêu của Quy trình liên thông TTHC là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong thực hiện TTHC trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Theo cá nhân tôi thì doanh nghiệp sẽ được hưởng 03 lợi ích chính:
Về chi phí thực hiện TTHC, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm trung bình tối thiểu khoảng 30% chi phí thực hiện TTHC, đặc biệt một số quy trình liên thông có thể tiết kiệm lên đến gần 60% chi phí thực hiện TTHC.
Về thời gian thực hiện TTHC, doanh nghiệp sẽ rút được thời gian thực hiện TTHC trung bình 54% thời gian, cá biệt có một số quy trình sẽ rút ngắn trên 60% thời gian thực hiện. Doanh nghiệp sẽ không phải mất nhiều thời gian chờ đợi giải quyết từng TTHC riêng lẻ mà sẽ được giải quyết 2 hoặc 3 TTHC cùng một lúc nhưng thời gian chỉ bằng và tương đương thời gian giải quyết 1 TTHC.
Về chi phí cơ hội, vấn đề này rất khó định lượng bằng con số cụ thể nhưng tôi cho đây là lợi ích lớn nhất mà doanh nghiệp được hưởng lợi từ Quy trình liên thông TTHC. Tiết kiệm chi phí cộng với việc rút ngắn thời gian sẽ giúp cho doanh nghiệp, nhà đầu tư gia tăng chi phí cơ hội cũng như giảm rủi ro trong đầu tư, kinh doanh.
Ngoài ra, liên thông TTHC còn giúp doanh nghiệp lược bỏ một vài thành phần hồ sơ trùng lặp giữa các TTHC.
PV: Cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là Bộ TNMT có lợi ích gì khi triển khai Quy trình liên thông TTHC, thưa ông?
Ông Phan Tuấn Hùng: Không chỉ doanh nghiệp hưởng lợi mà chính cơ quan quản lý nhà nước cũng được hưởng lợi từ Quy trình liên thông TTHC. Tương tự như doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước cũng sẽ tiết giảm được đáng kể các chi phí, nguồn lực thực hiện cũng như tiết kiệm và rút ngắn được thời gian cho mình.
Ngoài ra, theo tôi thì thực hiện Quy trình liên thông TTHC còn giúp tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ và quan trọng nhất là việc thực hiện liên thông TTHC giúp cho Bộ TNMT ngày càng nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, phù hợp chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động vì người dân và doanh nghiệp.
PV: Quy trình liên thông này mới được thí điểm, vậy kế hoạch của Bộ TNMT trong thời gian tới như thế nào, thưa ông?
Ông Phan Tuấn Hùng: Theo tôi được biết thì đây là lần đầu tiên một cơ quan trung ương triển khai liên thông giải quyết TTHC nên chúng tôi hi vọng Quy trình liên thông TTHC của Bộ sẽ được doanh nghiệp, người dân đón nhận và lựa chọn thực hiện.
Trước mắt Bộ TNMT triển khai thí điểm liên thông giải quyết một số TTHC và căn cứ tình hình, kết quả triển khai thực tế sẽ xem xét mở rộng liên thông nhiều TTHC hơn nữa trong thời gian tới; đồng thời hướng dẫn các địa phương triển khai liên thông TTHC trên phạm vi cả nước nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cho doanh nghiệp và người dân khi thực hiện TTHC trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Để tạo hành lang pháp lý cho liên thông TTHC, Bộ TNMT dự kiến pháp lý hóa nội dung này trong các văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, kết quả triển khai thí điểm liên thông TTHC sẽ giúp cho Bộ TNMT có căn cứ thực tiễn để hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo hướng phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Trước mắt Bộ TNMT triển khai thí điểm liên thông giải quyết một số TTHC và căn cứ tình hình, kết quả triển khai thực tế sẽ xem xét mở rộng liên thông nhiều TTHC hơn nữa trong thời gian tới; đồng thời hướng dẫn các địa phương triển khai liên thông TTHC trên phạm vi cả nước nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cho doanh nghiệp và người dân khi thực hiện TTHC trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Để tạo hành lang pháp lý cho liên thông TTHC, Bộ TNMT dự kiến pháp lý hóa nội dung này trong các văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, kết quả triển khai thí điểm liên thông TTHC sẽ giúp cho Bộ TNMT có căn cứ thực tiễn để hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo hướng phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
PV: Xin cảm ơn ông.