Báo động tình trạng săn trộm tê giác ở châu Phi

10/03/2016 00:00

(TN&MT) – Theo số liệu mới nhất của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) có ít nhất 1.338 con tê giác bị giết chết bởi những kẻ săn trộm ở châu Phi trong năm 2015. Đây là mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng do săn trộm tê giác xuất hiện lần đầu tiên năm 2008.

Nhu cầu sử dụng sừng tê giác từ Đông Nam Á đang được một mạng lưới tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia phức tạp cung cấp bất hợp pháp. Kể từ năm 2008 đến nay những kẻ săn trộm đã giết chết ít nhất 5.940 con tê giác châu Phi.

Tiến sĩ Mike Knight, Chủ tịch Nhóm chuyên gia tê giác châu Phi cho biết, việc săn trộm rộng rãi làm tăng các hoạt động buôn bán bất hợp pháp sừng tê giác và tiếp tục làm suy yếu những thành công trong bảo tồn loài tê giác ở châu Phi trong suốt hai thập kỷ qua.

Tê giác đen ở châu Phi
Tê giác đen ở châu Phi

Theo bà Inger Andersen, giám đốc IUCN, trong năm qua hoạt động săn bắn trộm lại đáng báo động tại các vùng, bang cực kỳ quan trọng như Namibia và Zimbabwe. Việc săn trộm tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ trên số lượng cá thể tê giác. Theo các chuyên gia, kể từ năm 2012 mỗi năm tổng số loài tê giác trắng (Ceratotherium simum) xuống 0,4% ở Nam Phi. Các loài tê giác đen (Diceros bicornis) được liệt kê trong các Sách đỏ IUCN các loài bị đe dọa cực kỳ nguy cấp đã cải thiện hơn. Ước tính săn trộm làm giảm tốc độ tăng trưởng về số lượng tê giác đen xuống dưới mức mục tiêu tăng trưởng thông thường thêm 5% mỗi năm.

Trong đó, Nam Phi hiện đang bảo tồn 79% tê giác châu Phi và phải hứng chịu phần lớn hậu quả của việc săn trộm trên lục địa kể từ năm 2008. Công viên quốc gia Kruger của quốc gia này là nơi có số cá thể tê giác lớn nhất thế giới và đang mang gánh nặng của sự giết choc. Mô hình thống kê cho thấy tất cả các quần thể tê giác cả hai màu đen và trắng đều giảm trong công viên.

Các loài tê giác đen nằm trong danh sách loài cực kỳ nguy cấp trong sách đỏ IUCN
Các loài tê giác đen nằm trong danh sách loài cực kỳ nguy cấp trong sách đỏ IUCN

Tê giác bị săn bắt trộm ảnh hưởng đáng kể đến nguồn thu của các nước châu Phi, làm giảm ưu đãi đối với khu vực tư nhân và cộng đồng để bảo tồn loài tê giác. Ước tính lượng tê giác bị giết và buôn bán bất hợp pháp vào năm 2015 ở Nam Phi gây thiệt hại lên đến 25 triệu USD Mỹ. Hoạt động săn bắt trộm làm tăng đáng kể chi phí và rủi ro an ninh cho nhân viên cũng như loài tê giác; đe dọa làm giảm các khu vực phạm vi có sẵn cho tê giác trong tương lai cũng như ngân sách, doanh thu của cơ quan bảo tồn.

Hiện nay, có bằng chứng đáng lo ngại về sự tham gia ngày càng tăng của người dân Trung Quốc cùng với các công dân từ các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào và Thái Lan, cũng như Bắc Triều Tiên, trong buôn bán bất hợp pháp sừng tê giác. Mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia là một thách thức toàn cầu và mối đe dọa cho an ninh quốc gia. Mạng lưới như vậy kiểm soát phần lớn buôn bán trái phép động vật hoang dã, làm mất ổn định cộng đồng và quốc gia và làm hư hỏng các quan chức và cơ cấu chính phủ.

Việt Nam đang trong quá trình thắt chặt pháp luật, tăng hình phạt và các thoả thuận song phương. Hi vọng luật mới tăng hình hạt đối với nạn săn bắt và buôn bán bất hợp pháp sẽ sớm được thông qua, sau đó thực thi một cách nghiêm ngặt.

Tuyết Chinh

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Báo động tình trạng săn trộm tê giác ở châu Phi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO