Trả lời
Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên & Môi trường xin tư vấn như sau:
Theo Nghị định số 154/2016/NĐ-CP quy định về đối tượng chịu phí, các trường hợp miễn phí, người nộp phí, mức thu, kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt, cụ thể:
Nước thải công nghiệp là nước thải từ:
- Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: Nông sản, lâm sản, thủy sản;
- Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: Thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá;
- Cơ sở chăn nuôi, giết mổ: Gia súc, gia cầm tập trung;
- Cơ sở nuôi trồng thủy sản;
- Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề;
- Cơ sở: Thuộc da, tái chế da;
- Cơ sở: Khai thác, chế biến khoáng sản;
- Cơ sở: Dệt, nhuộm, may mặc;
- Cơ sở sản xuất: Giấy, bột giấy, nhựa, cao su;
- Cơ sở sản xuất: Phân bón, hóa chất, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, đồ gia dụng;
- Cơ sở: Cơ khí, luyện kim, gia công kim loại, chế tạo máy và phụ tùng;
- Cơ sở sản xuất: Linh kiện, thiết bị điện, điện tử;
- Cơ sở: Sơ chế phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu;
- Nhà máy cấp nước sạch;
- Hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp;
- Cơ sở sản xuất khác.
Nước thải sinh hoạt là nước thải từ:
- Hộ gia đình;
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân (trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các đơn vị vũ trang nhân dân);
- Trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân không gắn liền với địa điểm sản xuất, chế biến;
- Cơ sở: Rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy;
- Bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác;
- Các tổ chức, cá nhân và đối tượng khác có nước thải không được quy định tại khoản 2 Điều này.