Tổng số lợn mắc bệnh, chết và bị tiêu hủy gần 5.000 con, trọng lượng 227.566 kg.
Nguyên nhân là do cơ sở, hộ chăn nuôi chưa tuân thủ quy trình chăn nuôi khép kín, không đảm bảo về an toàn sinh học; chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình điều kiện vệ sinh kém, trong thời gian có dịch không hạn chế, ngăn cấm người ngoài, người mua, buôn bán, giết mổ vào khu vực chăn nuôi... Một nguyên nhân nữa là chưa kiểm soát được giết mổ lợn theo quy định do có nhiều điểm giết mổ động vật nhỏ lẻ trong khu dân cư, thiếu cán bộ chuyên môn, nhân lực thực hiện nhiệm vụ này.
Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, tỉnh Yên Bái đã đưa ra nhiều phương án phòng và chống dịch. Trong đó đã cấp 7.380 lít sát trùng, 04 máy kích điện, 07 máy phun động cơ phục vụ cho công tác tiêu hủy lợn và tiêu độc khử trùng tại ổ dịch, chốt kiểm soát dịch bệnh. Thành lập 58 chốt kiểm soát dịch bệnh: Tại quốc lộ 05 chốt, tỉnh lộ 08 chốt và 45 chốt tại các xã của các huyện.
Tuy nhiên, sau 2 tháng kể từ khi xuất hiện bệnh DTLCP trên địa bàn, tỉnh và các địa phương đã tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống dịch nhưng đến nay dịch bệnh vẫn tiếp tục lây lan, phát sinh tại các thôn, xã mới. Một số xã dịch đã qua 30 ngày lại tái phát.
Theo lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú Y tỉnh Yên Bái được biết: Trước khi xuất hiện DTLCP toàn tỉnh có tổng đàn gia súc là trên 500.000 con, chỉ trong vòng 2 tháng đã khiến gần 5.000 con lợn bị chết và tiêu hủy (số lượng giảm 10%) đã khiến đàn lợn giảm sút rất lớn. Hiện nay toàn tỉnh đã hỗ trợ thiệt hại cho chủ vật nuôi khoảng trên 2,3 tỉ đồng. Trong thời gian tới, các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh cần thực hiện triệt để đồng bộ các giải pháp trong công tác phòng chống DTLCP.