Với sự quyết tâm cao và sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh Yên Bái, sau một thời gian triển khai xây dựng Hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện tỉnh Yên Bái đã chính thức đưa vào sử dụng.
Hệ thống giao ban đa phương tiên tỉnh Yên Bái là một gói dịch vụ riêng do VNPT xây dựng cho UBND tỉnh, ứng dụng các công nghệ tiến tiến hiện đại nhất hiện nay, với các đặc tính ưu việt như: Chất lượng hình ảnh Full HD cho hình ảnh có độ nét cao, công hệ phòng họp ảo đồng thời cho phép tại một thời điểm có thể tổ chức lên đến 100 cuộc họp khác nhau, khả năng kết nối đa điểm cho phép kết nối đồng thời với 210 điểm cầu trong một phiên họp.
Cùng với đó, hỗ trợ thiết bị đầu cuối đa dạng các thiết bị: Máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng. Hệ thống sử dụng đường truyền SLCD theo quy định của Bộ TT&TT nên kết nối ổn định và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, an ninh mạng.
Năm 2020, Hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện bắt đầu được triển khai tại tỉnh Yên Bái với quy mô ban đầu là 118 điểm cầu. Năm 2022, tỉnh Yên Bái đã mở rộng hệ thống đến 100% các sở ban ngành, các huyện, các xã, thị trấn trên toàn tỉnh, nâng quy mô hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện lên 210 điểm cầu. Trong đó, Tỉnh ủy 1 điểm cầu, hội đồng nhân dân 1 điểm cầu, UBND tỉnh 1 điểm cầu, các ban đảng 6 điểm cầu, cơ quan tham mưu thuộc UBND tỉnh 19 điểm cầu, cấp huyện 9 điểm cầu và cấp xã 173 điểm cầu.
Trong 2 năm (2021-2022) hệ thống đã phục vụ 409 hội nghị. Trong đó, có 9 hội nghị trực tuyến liên thông 4 cấp; 248 hội nghị trực tuyến từ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đến cấp huyện; 152 hội nghị trực tuyến từ cấp huyện đến xã.
Đặc biệt, hệ thống đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong thời gian dịch bệnh COVID -19 với tổng số 19 hội nghị chỉ đạo, điều hành phòng chống dịch bệnh bằng hình thức trực tuyến. Bên cạnh đó, hệ thống cũng góp phần giảm chi phí cho các hội nghị.
Việc triển khai đồng bộ Hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện tỉnh Yên Bái đến 100% các sở ban ngành, các huyện, các xã, thị trấn trên toàn tỉnh đã thể hiện quyết tâm chính trị của lãnh đạo tỉnh Yên Bái trong việc đưa chuyển đổi số trở thành động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hướng tới mục tiêu Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.