Hội thảo với sự đồng hành của Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES) – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Pháp tại Hà Nội (IFV), Viện Nghiên cứu và Phát triển (IRD- Pháp) và Đại học Senghor (Ai Cập).
Ông Edmond Dounias - Đại diện Viện Nghiên cứu và Phát triển Pháp tại Việt Nam và Philippines cho biết, Hội thảo hướng đến mục tiêu làm rõ tình trạng biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu với ngành sản xuất lương thực hiện nay tại Việt Nam nói riêng và các quốc gia đang phát triển nói chung.
Đồng thời, trao đổi về kinh nghiệm, giải pháp giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực và đưa ra các đề xuất để nâng cao năng lực nghiên cứu triển khai, đề xuất chính sách với Đảng và Chính phủ nhằm giảm tác động của biến đổi khí hậu với ngành nông nghiệp và phương thức hợp tác với các nước đang phát triển để hình thành nỗ lực chung nhằm đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường trong tương lai.
Ông Edmond cho rằng, việc hợp tác của các tổ chức nước ngoài với Việt Nam nhằm nghiên cứu các vấn đề đang đặt ra ở vùng Duyên hải và triển khai những hiện tượng, phát triển những tình hình hiện nay tác động đến khí hậu, môi trường, nền kinh tế của Việt Nam nói chung. Điều đó gây ảnh hưởng lớn tới nguồn sản xuất, lương thực, thực phẩm cung ứng cho con người. Biến đổi khí hậu để lại những hậu quả khó lường như nạn hạn hán, hiện tượng mưa lũ nghiêm trọng, ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nước nhiễm bẩn, ô nhiễm,…
Chính bởi biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo và sự ổn định chính trị thế giới. Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc COP26 đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới "hành động quyết định ngay bây giờ để ngăn chặn thảm họa khí hậu”. Trong COP 26, Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ nhằm ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai, đề ra phương án thích nghi được với những biến đổi, từ đó, giảm thiểu tác động ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, bảo vệ được nền kinh tế của Việt Nam.
Trong nhiều ý kiến phát biểu, ông Hervé Conan – Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Hà Nội, cho rằng hiện nay là thời điểm quan trọng của Việt Nam trong việc triển khai, hướng đến phát thải ròng bằng “0”. Bởi, Việt Nam là 1 trong 5 nước có vùng Duyên hải đang bị đe dọa trước những biến đổi khí hậu khi lượng khí thải CO2 tăng và mực nước biển có nguy cơ dâng cao.
Trong đó, Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác với đại diện các nước Châu Âu và Vương quốc Anh để xây dựng những dự án thúc đẩy việc thực hiện cam kết trong Hội nghị COP 26 và làm những cam kết mới trong Hội nghị COP 27 sắp diễn ra, nhằm đạt được mục tiêu là nước có thu nhập cao vào năm 2045, và phát mức thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Để thực hiện những mục tiêu đó, không chỉ các nước trên thế giới nói chung mà cả Việt Nam nói riêng cần phải có sự đầu tư lớn về nguồn lực. Thông qua việc gặp gỡ nhân dân, chính quyền địa phương từ đó, tìm ra giải pháp hữu hiệu cho việc thích ứng với biến đổi khí hậu, vì chính người dân là những người đã phải chịu những tác động thiên tai do bão lũ, mưa lụt gây ra, đặc biệt là nhân dân miền Trung.
Hiện nay Việt Nam không chỉ cần học tập những phương pháp thích nghi với biến đổi khí hậu từ nước ngoài, mà còn cần tổ chức các nhóm, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đưa ra nhiều góc nhìn và quan điểm nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu.
Ông Emmanuel Pannier – Nhà nhân chủng học IRD, dự án thay đổi GEMMES Việt Nam - khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long, chia sẻ về thách thức đặt ra với biến đổi khí hậu, tác động của nó đối với nền kinh tế, sản xuất nông nghiệp và con người. Qua nghiên cứu GEMMES Việt Nam, thái độ của người dân tiếp nhận vấn đề biến đổi khí hậu sẽ quyết định quan trọng đến kế hoạch ứng phó với thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu.
Hiện tượng khí hậu diễn biến tiêu cực không phải là vấn đề mới, điều cần thiết là các tổ chức Chính phủ tại Việt Nam phải nắm bắt được thực địa và hiểu rõ vấn đề để tìm ra giải pháp cho người dân trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Quá trình thực địa, ông Emmanuel nhận thấy có nhiều hệ sinh thái khác nhau, vì vậy, mà nguồn lực ứng phó của mỗi địa phương cũng khác nhau.
Tìm ra cách thích nghi thông qua việc sử dụng quỹ đất, quỹ tín dụng, so sánh định hướng xã hội của Việt Nam hiện nay để có thể xây dựng chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Qua đó, rất cần thiết cho việc sử dụng 80% nguồn vốn với thích nghi biến đổi khí hậu nên được đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các giải pháp mềm. Việt Nam cần rút ra những bài học kinh nghiệm trong biến đổi khí hậu từ các nước khác, đồng thời, xây dựng công cụ nghiên cứu phù hợp với tình hình thực tế.
Qua đó, nhiều nghiên cứu, tham luận trong hội thảo cũng được đặt ra để chia sẻ các vấn đề về tình hình biến đổi khí hậu và an ninh lương thực tại các nước đang phát triển, mối quan hệ giữa an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, an ninh lương thực đô thị trong thời đại môi trường dễ bị tổn thương, tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp/nuôi trồng thủy sản, hệ thống lương thực toàn cầu và tác động đối với biến đổi khí hậu. Từ đó, tìm ra giải pháp, mô hình phù hợp để áp dụng hướng đến việc thích ứng biến đổi khí hậu tại Việt Nam.