(TN&MT) - Mặc cho chính quyền và một số Doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện "kêu cứu" nhưng cho đến thời điểm này, ngành điện vẫn chưa hoàn thiện việc đầu tư xây dựng mạng lưới điện 110 KV đã được Bộ Công thương phê duyệt tại tỉnh Điện Biên.
Doanh nghiệp cận kề "cái chết"
Trong 02 bài báo trước, chúng tôi đã thông tin, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có rất nhiều dự án Nhà máy thủy điện sắp đi vào hoạt động, tuy nhiên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đặc biệt là Tổng Công ty Điện lực miền Bắc vẫn chưa xây dựng hoàn thiện các hạng mục lưới điện 100 KV theo quy hoạch đã được Bộ Công Thương phê duyệt.
Có thể kể đến dự án Nhà máy thủy điện Sông Mã 3 (Chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Đông Á), công suất 29,5 MW. Theo kế hoạch thì Chủ đầu tư dự kiến đưa tổ máy số 1 vào vận hành trong quý 3/2018. Dự án thủy điện Huổi Vang, công suất 11 MW (huyện Mường Chà) dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2018.
Theo Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020 đã được phê duyệt theo Quyết định số 6374/QĐ-BCT ngày 6/12/2011 của Bộ Công Thương, dự án Nhà máy thủy điện Sông Mã 3 được đấu nối vào lưới điện Quốc gia bằng cấp điện áp 110 KV, đấu nối vào trạm biến áp 110kV Điện Biên Đông với đường dây chiều dài 5km. Còn Dự án thủy điện Huổi Vang đấu nối với lưới điện 110 KV tuyến đường dây Điện Biên - Mường Chà.Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các đơn vị ngành điện vẫn chưa có kế hoạch đầu tư xây dựng các hạng mục lưới điện theo Quy hoạch đã được duyệt: Trạm biến áp 110 KV Điện Biên 2; trạm biến áp 110 KV Điện Biên Đông và các đoạn đường dây 110 KV đấu nối đến các trạm này từ lưới điện 110 KV hiện có.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp, đến thời điểm đi vào hoạt động mà không thể phát điện để hòa lưới điện 110 KV sẽ gây thiệt hại rất lớn cho nhà đầu tư khi phải chịu lãi vay ngân hàng, không có doanh thu, tài sản có thể bị hư hỏng… và thất thu ngân sách cho tỉnh Điện Biên. Chỉ tính tiền lãi vay ngân hàng, nếu chậm phát điện 1 tháng đã mất khoảng trên 10 tỷ đồng, lũy kế 1 năm mất khoảng 120 tỷ đồng.
Trong khi đó, doanh thu phát điện chậm 1 tháng cũng mất đi khoảng 10 tỷ đồng và chậm 1 năm cũng khiến doanh nghiệp này thiệt hại khoảng 120 tỷ đồng. Như vậy, tổng thiệt hại cũng phải khoảng trên 200 tỷ/năm, đây là một số tiền không hề nhỏ.
Liên quan đến việc này, UBND tỉnh Điện Biên đã có Văn bản số 2919/UBND-KT gửi Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc đề nghị đầu tư xây dựng trạm biến áp (TBA) và lưới điện truyền tải theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Điện Biên trong giai đoạn đến năm 2020, tuy nhiên, đến nay đề nghị vẫn chưa được giải quyết phù hợp với nguyện vọng của chính quyền tỉnh Điên Biên và các doanh nghiệp chủ đầu tư các dự án nhà máy thủy điện.Sau khi nhận được văn bản "cầu cứu" của UBND tỉnh Điện Biên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có văn bản số 4814/EVN-KH ngày 13/10/2017 giao Tổng Công ty điện lực miền Bắc rà soát, cập nhật nhu cầu sử dụng điện và phương án cấp điện tại các vực được UBND tỉnh Điện Biên kiến nghị đầu tư các trạm biến áp và đường dây 110 KV. Trên cơ sở đó, đánh giá sự cần thiết và thời điểm dựa vào vận hành các công trình lưới điện cấp điện chi phụ tải, đảm bảo hiệu quả đầu tư các dự án.
Ngày 23/11/2017, ông Thiều Kim Quỳnh - Tổng giám đốc Tổng Công ty điện lực miền Bắc đã ký Văn bản số 5135/EVNNPC-KH gửi UBND tỉnh Điện Biên cho biết, hiện Tổng Công ty điện lực miền Bắc đang thực hiện đầu tư dự án ĐZ 110 KV Điện Biên - Mường Chà và RBA 110 KV Mường Chà (ADB N-1, vay vốn Ngân hàng phát triển châu Á) phù hợp với Quy hoạch mới được phê duyệt, đảm bảo cấp điện N-1 cho TP. Điện Biên Phủ và nhân dân khu vực huyện Mường Chà, Mường Nhé... tỉnh Điện Biên.
Tại Văn bản, Tổng Công ty điện lực miền Bắc cũng đề nghị UBND tỉnh Điện Biên có ý kiến với Bộ Công Thương và EVN đề nghị đầu tư sớm TBA 220 KV Điện Biên để giải tỏa công suất các nhà máy thủy điện khu vực Điện Biên và Điện Biên Đông. Đồng thời chỉ đạo các chủ đầu tư nhà máy thủy điện khu vực thực hiện đầu tư các DDZ110 KV đấu nối cụm nhà máy thủy điện tại Điện Biên Đông về TBA 220 KV Điện Biên, cụm nhà máy thủy điện tại huyện Mường Nhé và Nậm Pô về TBA 500 KV Lai Châu hoặc TBA 110 KV Mường Chà.
Điều đáng nói, tại văn bản trả lời này, Tổng Công ty điện lực miền Bắc chưa đáp ứng được nguyện vọng của tỉnh Điện Biên và doanh nghiệp về việc đầu tư lưới điện 110 KV truyền tải cho các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ mà lại lái sang việc đầu tư các TBA 220KV Điện Biên..., trong khi việc đầu tư xây dựng lưới điện 110 KV là rất cấp thiết, được UBND tỉnh Biên Biên nêu ra tại Văn bản số 2919/UBND-KT ngày 06/10/2017.
Ngành điện có thờ ơ?
Theo tìm hiểu của PV, tại Văn bản số 272/SCT-QLĐN ngày 19/03/2014 về việc ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở điều chỉnh dự án thủy điện Sông Mã 3, Sở Công Thương tỉnh Điện Biên cho biết, thiết kế cơ sở dự án phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Điện Biên đã được Bộ Công Thương phê duyệt; dự án cũng có trong Quy hoạch phát triển thủy điện nhỏ toàn quốc đã được Bộ Công Thương phê duyệt.
Ngoài ra, các số liệu cơ bản về địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn sử dụng trong thiết kế cơ sở đều tin cậy. Tuyến và bố trí tổng thể công trình, các giải pháp kết cấu chính hợp lý, các thông số chính của dự án là chấp nhận được... nên được triển khai các công việc của dự án.
Như vậy, với việc đã đáp ứng được đủ các yêu cầu cơ bản thì nguyện vọng của doanh nghiệp về việc các đơn vị ngành điện cho đầu tư xây dựng các hạng mục lưới điện như trạm biến áp 110 KV Điện Biên 2; trạm biến áp 110 KV Điện Biên Đông và các đoạn đường dây 110 KV đấu nối đến các trạm này từ lưới điện 110 KV hiện có là rất thực tế và cấp thiết.
Tuy nhiên, đến nay không hiểu sao EVN và Tổng Công ty điện lực miền Bắc chưa thực hiện đầu tư xây dựng khiến các doanh nghiệp đang ngày đêm lo lắng gánh chịu thiệt hại khi các dự án nhà máy thủy điện sắp đi vào hoạt động, trong đó đáng chú ý nhất là nhà máy thủy điện Sông Mã 3 sẽ được đưa vào vận hành trong quý 03/2018.Tại Văn bản số 2919/UBND-KT ngày 06/10/2017, UBND tỉnh Điện Biên cấp bách đã kiến nghị Bộ Công Thương, EVN ưu tiên bố trí kế hoạch vốn đầu tư xây dựng mới các trạm biến áp và tuyến đường dây 110 KV trong giai đoạn đến năm 2020, sớm đi vào vận hành khai thác gồm: Tuyến đường dây 110 KV Điện Biên - Mường Chà dài 43 km; tuyến 110 KV thủy điện Nậm Mức - Mường Chà dài 22 km; tuyến nhánh rẽ 110 KV trạm 110 KV Điện Biên 2 dài 3 km và tuyến đường dây 110 KV Điện Biên 2 - Trạm 110 KV Điện Biên Đông dài 28 km theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt.
UBND tỉnh Điện Biên cũng nhấn mạnh, nếu trường hợp EVN chưa thu xếp được nguồn vốn để đầu tư xây dựng các tuyến đường dây 110 KV trong giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh Điện Biên kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo EVN phối hợp với các địa phương khảo sát nhu cầu đầu tư xây dựng lưới điện 110 KV; phối hợp với các địa phương đề xuất cơ chế huy động nguồn vốn ứng trước của các chủ đầu tư xây dựng thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn, trong trường hợp nguồn lực của EVN bị hạn chế.
Như vậy, chính quyền tỉnh Điện Biên đã hiểu được khó khăn của chủ đầu tư các dự án thủy điện và đã cùng chung tay giải quyết. Tuy nhiên, không hiểu sao các đơn vị ngành điện, đặc biệt là Tổng Công ty điện lực miền Bắc lại chậm trễ trước sự sống còn của doanh nghiệp như vậy?.
Trao đổi với PV về vấn đề pháp lý liên quan đến sự việc này, Luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty luật TNHH Thiên Minh (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, với việc Bộ Công Thương đã phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 - Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110 KV thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty điện lực miền Bắc phải có trách nhiệm chủ động thực hiện đầu tư xây dựng công trình lưới điện đã phê duyệt.
Đáng ra, với trách nhiệm là đơn vị truyền tải điện, Tổng Công ty điện lực miền Bắc phải tạo điện kiện cho doanh nghiệp ngành điện ổn định phát triển, thực hiện theo Nghị quyết 35/2016/NQ-CP của Chính phủ hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, giúp cho tỉnh Điện Biên phát triển inh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng phải có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các đơn vị ngành điện thực hiện quy hoạch mà Bộ đã phê duyệt.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Doanh nghiệp cận kề "cái chết"
Trong 02 bài báo trước, chúng tôi đã thông tin, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có rất nhiều dự án Nhà máy thủy điện sắp đi vào hoạt động, tuy nhiên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đặc biệt là Tổng Công ty Điện lực miền Bắc vẫn chưa xây dựng hoàn thiện các hạng mục lưới điện 100 KV theo quy hoạch đã được Bộ Công Thương phê duyệt.
Có thể kể đến dự án Nhà máy thủy điện Sông Mã 3 (Chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Đông Á), công suất 29,5 MW. Theo kế hoạch thì Chủ đầu tư dự kiến đưa tổ máy số 1 vào vận hành trong quý 3/2018. Dự án thủy điện Huổi Vang, công suất 11 MW (huyện Mường Chà) dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2018.
Theo Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020 đã được phê duyệt theo Quyết định số 6374/QĐ-BCT ngày 6/12/2011 của Bộ Công Thương, dự án Nhà máy thủy điện Sông Mã 3 được đấu nối vào lưới điện Quốc gia bằng cấp điện áp 110 KV, đấu nối vào trạm biến áp 110kV Điện Biên Đông với đường dây chiều dài 5km. Còn Dự án thủy điện Huổi Vang đấu nối với lưới điện 110 KV tuyến đường dây Điện Biên - Mường Chà.Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các đơn vị ngành điện vẫn chưa có kế hoạch đầu tư xây dựng các hạng mục lưới điện theo Quy hoạch đã được duyệt: Trạm biến áp 110 KV Điện Biên 2; trạm biến áp 110 KV Điện Biên Đông và các đoạn đường dây 110 KV đấu nối đến các trạm này từ lưới điện 110 KV hiện có.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp, đến thời điểm đi vào hoạt động mà không thể phát điện để hòa lưới điện 110 KV sẽ gây thiệt hại rất lớn cho nhà đầu tư khi phải chịu lãi vay ngân hàng, không có doanh thu, tài sản có thể bị hư hỏng… và thất thu ngân sách cho tỉnh Điện Biên. Chỉ tính tiền lãi vay ngân hàng, nếu chậm phát điện 1 tháng đã mất khoảng trên 10 tỷ đồng, lũy kế 1 năm mất khoảng 120 tỷ đồng.
Trong khi đó, doanh thu phát điện chậm 1 tháng cũng mất đi khoảng 10 tỷ đồng và chậm 1 năm cũng khiến doanh nghiệp này thiệt hại khoảng 120 tỷ đồng. Như vậy, tổng thiệt hại cũng phải khoảng trên 200 tỷ/năm, đây là một số tiền không hề nhỏ.
Liên quan đến việc này, UBND tỉnh Điện Biên đã có Văn bản số 2919/UBND-KT gửi Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc đề nghị đầu tư xây dựng trạm biến áp (TBA) và lưới điện truyền tải theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Điện Biên trong giai đoạn đến năm 2020, tuy nhiên, đến nay đề nghị vẫn chưa được giải quyết phù hợp với nguyện vọng của chính quyền tỉnh Điên Biên và các doanh nghiệp chủ đầu tư các dự án nhà máy thủy điện.Sau khi nhận được văn bản "cầu cứu" của UBND tỉnh Điện Biên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có văn bản số 4814/EVN-KH ngày 13/10/2017 giao Tổng Công ty điện lực miền Bắc rà soát, cập nhật nhu cầu sử dụng điện và phương án cấp điện tại các vực được UBND tỉnh Điện Biên kiến nghị đầu tư các trạm biến áp và đường dây 110 KV. Trên cơ sở đó, đánh giá sự cần thiết và thời điểm dựa vào vận hành các công trình lưới điện cấp điện chi phụ tải, đảm bảo hiệu quả đầu tư các dự án.
Ngày 23/11/2017, ông Thiều Kim Quỳnh - Tổng giám đốc Tổng Công ty điện lực miền Bắc đã ký Văn bản số 5135/EVNNPC-KH gửi UBND tỉnh Điện Biên cho biết, hiện Tổng Công ty điện lực miền Bắc đang thực hiện đầu tư dự án ĐZ 110 KV Điện Biên - Mường Chà và RBA 110 KV Mường Chà (ADB N-1, vay vốn Ngân hàng phát triển châu Á) phù hợp với Quy hoạch mới được phê duyệt, đảm bảo cấp điện N-1 cho TP. Điện Biên Phủ và nhân dân khu vực huyện Mường Chà, Mường Nhé... tỉnh Điện Biên.
Tại Văn bản, Tổng Công ty điện lực miền Bắc cũng đề nghị UBND tỉnh Điện Biên có ý kiến với Bộ Công Thương và EVN đề nghị đầu tư sớm TBA 220 KV Điện Biên để giải tỏa công suất các nhà máy thủy điện khu vực Điện Biên và Điện Biên Đông. Đồng thời chỉ đạo các chủ đầu tư nhà máy thủy điện khu vực thực hiện đầu tư các DDZ110 KV đấu nối cụm nhà máy thủy điện tại Điện Biên Đông về TBA 220 KV Điện Biên, cụm nhà máy thủy điện tại huyện Mường Nhé và Nậm Pô về TBA 500 KV Lai Châu hoặc TBA 110 KV Mường Chà.
Điều đáng nói, tại văn bản trả lời này, Tổng Công ty điện lực miền Bắc chưa đáp ứng được nguyện vọng của tỉnh Điện Biên và doanh nghiệp về việc đầu tư lưới điện 110 KV truyền tải cho các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ mà lại lái sang việc đầu tư các TBA 220KV Điện Biên..., trong khi việc đầu tư xây dựng lưới điện 110 KV là rất cấp thiết, được UBND tỉnh Biên Biên nêu ra tại Văn bản số 2919/UBND-KT ngày 06/10/2017.
Ngành điện có thờ ơ?
Theo tìm hiểu của PV, tại Văn bản số 272/SCT-QLĐN ngày 19/03/2014 về việc ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở điều chỉnh dự án thủy điện Sông Mã 3, Sở Công Thương tỉnh Điện Biên cho biết, thiết kế cơ sở dự án phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Điện Biên đã được Bộ Công Thương phê duyệt; dự án cũng có trong Quy hoạch phát triển thủy điện nhỏ toàn quốc đã được Bộ Công Thương phê duyệt.
Ngoài ra, các số liệu cơ bản về địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn sử dụng trong thiết kế cơ sở đều tin cậy. Tuyến và bố trí tổng thể công trình, các giải pháp kết cấu chính hợp lý, các thông số chính của dự án là chấp nhận được... nên được triển khai các công việc của dự án.
Như vậy, với việc đã đáp ứng được đủ các yêu cầu cơ bản thì nguyện vọng của doanh nghiệp về việc các đơn vị ngành điện cho đầu tư xây dựng các hạng mục lưới điện như trạm biến áp 110 KV Điện Biên 2; trạm biến áp 110 KV Điện Biên Đông và các đoạn đường dây 110 KV đấu nối đến các trạm này từ lưới điện 110 KV hiện có là rất thực tế và cấp thiết.
Tuy nhiên, đến nay không hiểu sao EVN và Tổng Công ty điện lực miền Bắc chưa thực hiện đầu tư xây dựng khiến các doanh nghiệp đang ngày đêm lo lắng gánh chịu thiệt hại khi các dự án nhà máy thủy điện sắp đi vào hoạt động, trong đó đáng chú ý nhất là nhà máy thủy điện Sông Mã 3 sẽ được đưa vào vận hành trong quý 03/2018.Tại Văn bản số 2919/UBND-KT ngày 06/10/2017, UBND tỉnh Điện Biên cấp bách đã kiến nghị Bộ Công Thương, EVN ưu tiên bố trí kế hoạch vốn đầu tư xây dựng mới các trạm biến áp và tuyến đường dây 110 KV trong giai đoạn đến năm 2020, sớm đi vào vận hành khai thác gồm: Tuyến đường dây 110 KV Điện Biên - Mường Chà dài 43 km; tuyến 110 KV thủy điện Nậm Mức - Mường Chà dài 22 km; tuyến nhánh rẽ 110 KV trạm 110 KV Điện Biên 2 dài 3 km và tuyến đường dây 110 KV Điện Biên 2 - Trạm 110 KV Điện Biên Đông dài 28 km theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt.
UBND tỉnh Điện Biên cũng nhấn mạnh, nếu trường hợp EVN chưa thu xếp được nguồn vốn để đầu tư xây dựng các tuyến đường dây 110 KV trong giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh Điện Biên kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo EVN phối hợp với các địa phương khảo sát nhu cầu đầu tư xây dựng lưới điện 110 KV; phối hợp với các địa phương đề xuất cơ chế huy động nguồn vốn ứng trước của các chủ đầu tư xây dựng thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn, trong trường hợp nguồn lực của EVN bị hạn chế.
Như vậy, chính quyền tỉnh Điện Biên đã hiểu được khó khăn của chủ đầu tư các dự án thủy điện và đã cùng chung tay giải quyết. Tuy nhiên, không hiểu sao các đơn vị ngành điện, đặc biệt là Tổng Công ty điện lực miền Bắc lại chậm trễ trước sự sống còn của doanh nghiệp như vậy?.
Trao đổi với PV về vấn đề pháp lý liên quan đến sự việc này, Luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty luật TNHH Thiên Minh (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, với việc Bộ Công Thương đã phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 - Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110 KV thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty điện lực miền Bắc phải có trách nhiệm chủ động thực hiện đầu tư xây dựng công trình lưới điện đã phê duyệt.
Đáng ra, với trách nhiệm là đơn vị truyền tải điện, Tổng Công ty điện lực miền Bắc phải tạo điện kiện cho doanh nghiệp ngành điện ổn định phát triển, thực hiện theo Nghị quyết 35/2016/NQ-CP của Chính phủ hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, giúp cho tỉnh Điện Biên phát triển inh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng phải có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các đơn vị ngành điện thực hiện quy hoạch mà Bộ đã phê duyệt.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.