Ảnh minh họa |
Diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam
Tính từ 18h ngày 11/6 đến 6h ngày 12/6 có 68 ca mắc mới (BN9981-10048) ghi nhận trong nước tại: Bắc Giang (29), TP. Hồ Chí Minh (20), Tiền Giang (10), Bắc Ninh (8), Lạng Sơn (1); trong đó 64 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
Tính đến 6h ngày 12/6: Việt Nam có tổng cộng 8.418 ca ghi nhận trong nước và 1.630 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay: 6.848 ca.
Có 21 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Phòng, Tây Ninh, Gia Lai, Bạc Liêu) đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.
Số lượng xét nghiệm từ 29/4/2021 đến nay đã thực hiện 1.957.231 mẫu cho 4.266.651 lượt người.
Thông tin chi tiết các ca mắc mới
CA BỆNH BN9981 ghi nhận tại tỉnh Lạng Sơn: nữ, 19 tuổi, địa chỉ tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn; là F1 của BN3988, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 11/6 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
CA BỆNH BN9982, BN9987, BN9992-BN10018 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, liên quan đến công nhân làm tại các Khu công nghiệp. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
CA BỆNH BN9983-BN9986, BN9988-BN9991 ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh: 7 ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Quế Võ, 1 ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Khắc Niệm. Kết quả xét nghiệm ngày 11/6 dương tính với SARS-CoV-2.
CA BỆNH BN10019-BN10038 ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh: 8 ca liên quan đến nhóm truyền giáo Phục hưng, 8 ca là các trường hợp F1, 4 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
CA BỆNH BN10039-BN10048 ghi nhận tại tỉnh Tiền Giang: là F1 của BN9754, BN9756, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Số người cách ly
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 188.678, trong đó: Cách ly tập trung tại Bệnh viện: 2.355 người; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 34.192 người; cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 152.131 người.
Tình hình điều trị
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 368 ca; số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2 là 105 ca; số ca âm tính lần 3 với SARS-CoV-2 là 61 ca.
TP. Hồ Chí Minh: Toàn bộ phòng khám phải khai báo y tế điện tử cho người dân
Chiều 11/6, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản khẩn về việc thực hiện khai báo y tế điện tử, tăng cường sàng lọc, phát hiện sớm các trường hợp nguy cơ tại các phòng khám trên địa bàn.
Theo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, đã có trường hợp ca mắc COVID-19 đến các phòng khám tư nhân, nhưng chưa được sàng lọc và phát hiện. Khi bệnh nhân không đỡ, đến bệnh viện khám mới được sàng lọc và phát hiện.
Từ thực tế trên, Sở Y tế đề nghị toàn bộ các phòng khám chuyên khoa và đa khoa trên địa bàn thực hiện việc khai báo y tế điện tử cho tất cả người bệnh, thân nhân người bệnh và nhân viên phòng khám, những người liên hệ công tác tại phòng khám.
Tất cả người bênh khi đến phòng khám đều phải thực hiện khai báo y tế điện tử trên điện thoại thông minh qua QR code hoặc nhân viên phòng khám khai báo hộ.
Bác sĩ/ nhân viên phòng khám kiểm tra kết quả khi khai báo của người khai báo để xem thuộc cảnh báo màu gì trên hệ thống. Nếu cảnh báo màu xanh tiếp tục khám chữa bệnh theo quy trình.
Trường hợp cảnh báo màu vàng hoặc cam, cần cho người bệnh ngồi ở buồng riêng biệt hoặc giữ khoảng cách tối thiểu đối với người bệnh, khai thác kỹ yếu tố dịch tễ.
Nếu cảnh báo màu đỏ, cần cho người bệnh ở buồng riêng biệt hoặc giữ khoảng cách tối thiểu với người bệnh.
Nếu bệnh nặng, cần nhập viện cấp cứu, nhân viên phòng khám gọi 115 để vận chuyển người bệnh đến bệnh viện quận, huyện để cách ly và lấy mẫu xét nghiệm.
Nếu bệnh nhẹ liên hệ với trung tâm y tế để chuyển người bệnh đến bệnh viện quận, huyện cách ly lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.
Sở Y tế yêu cầu tất cả các phòng khám đa khoa, chuyên khoa nâng cao mức cảnh giác lên cao nhất, chẩn đoán phân biệt đầu tiên phải luôn nghĩ đến COVID-19.
Đối với người bệnh thuộc khu vực giãn cách theo chỉ thị 16 phải xem người bệnh thuộc nhóm có yếu tố dịch tễ.
Nếu người bệnh không có yếu tố dịch tễ nhưng có một trong số các triệu chứng như sốt, ho, đai họng, mất vị giác, khứu giác đều phải được xem là có yếu tố nguy cơ và phải được khám sàng lọc, làm xét nghiệm chẩn đoán.