(TN&MT) - Người dân tố cáo chính quyền xã Vĩnh Quỳnh có hành vi cưỡng chế thu hồi đất, thu giữ tài sản nhưng chưa đầy đủ hồ sơ xử lý vi phạm. Thậm chí, việc cưỡng chế được thực hiện chỉ sau 4 giờ ban hành thông báo yêu cầu hộ dân tự tháo dỡ công trình xây dựng...
Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được đơn khiếu nại của ông Nguyễn Đình Hùng trú tại Cụm 1, thôn Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội phản ánh về việc một số lãnh đạo chính quyền địa phương đã có hành vi cưỡng chế thu hồi đất, thu giữ tài sản của gia đình ông không đúng quy định vì không có biên bản vi phạm hành chính, không có quyết định cưỡng chế.
Theo phản ánh của ông Hùng, vào năm 1998, gia đình ông có nhận chuyển nhượng phần đất của bà Đỗ Thị Tiến về diện tích nhà anh đang sử dụng tại thửa 40 (1), tờ bản đồ số 13. Chuyển nhượng ghi trong hợp đồng có chiều ngang là 4 mét, chiều dọc được tính từ đường liên xã kéo dài ra sát mép sông Tô Lịch, tổng diện tích thực tế là 107,2 m2. Do kỹ thuật đo đạc năm 1998 – đo bằng tay không được chuẩn xác, không xác định mốc giới rõ ràng; Mặt khác, trên phần diện tích mua có tồn tại 02 gian nhà, việc đo đạc gặp trở ngại, dẫn đến đo bị thiếu, nên chỉ ghi trong hợp đồng chuyển nhượng là 86 m2.Theo ông Hùng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng chỉ ghi 86 m2. Tuy nhiên, ngày 29/9/2016, khi Công ty cổ phần khảo sát và đo đạc địa chính về đo đạc lại toàn bộ phần diện tích nhà ông hiện đang sử dụng kéo dài từ đường liên xã đến giáp sông Tô Lịch là 107,2 m2, phần xây dựng trên đất là 103,2 m2.
“Quá trình sử dụng đất, tôi nộp thuế, nghĩa vụ tài chính với Nhà nước đầy đủ, chưa bao giờ nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về việc vi phạm về quản lý đất đai và cũng chưa nhận được quyết định nào về việc thu hồi đất từ phía chính quyền”, ông Hùng cho biết.
Cũng theo ông Hùng, vào năm 2016, UBND huyện Thanh Trì có chủ trương thu hồi đất ven sông Tô Lịch để làm đường dân sinh, nhưng gia đình ông không nhận được bất kỳ quyết định nào về việc thu hồi đất. Bất ngờ, bgày 01/10/2016, UBND xã Vĩnh Quỳnh đã ra Thông báo số 129/TB-UBND về việc tự dỡ bỏ công trình, buộc tôi tự tháo dỡ công trình của gia đình trên phần đất mà UBND xã coi là đất lưu không. ''Không đồng ý với Thông báo số 129 tôi đã làm đơn đề nghị hủy bỏ Thông báo trên kèm theo tài liệu chứng minh diện tích đất sử dụng hợp pháp của gia đình tôi từ năm 1998. Sau nhiều ngày chờ đợi tôi không nhận được bất cứ văn bản trả lời nào từ UBND xã Vĩnh Quỳnh'', ông Hùng cho biết.
''Bất ngờ vào khoảng 13h ngày 26/12/2016, UBND xã Vĩnh Quỳnh gửi cho tôi Thông báo số 285/TB-UBND ngày 26/12/2016 thông báo về việc tự dỡ bỏ công trình, trả lại mặt bằng, hạn phải thực hiện xong trước 16h cùng ngày và nếu hết thời gian trên mà gia đình không thực hiện, UBND xã sẽ tổ chức xử lý theo quy định. Tôi vừa nhận được thông báo lúc 13h, thì đến 17h cùng ngày đoàn cưỡng chế đã đến phá dỡ toàn bộ công trình trên phần diện tích 21,2 m2 đất sát mép bờ sông Tô Lịch, thậm chí còn phá dỡ lấn vào khoảng 40 cm cả phần công trình nằm trên diện tích 86 m2 của gia đình tôi đã được cấp sổ đổ. Họ đã bắc thang leo vào nhà tôi đập phá, tháo dỡ công trình và thu giữ tài sản khi mặc dù gia đình tôi phản đối quyết liệt", ông Hùng chia sẻ thêm.
Theo ông Hùng, nếu UBND xã Vĩnh Quỳnh xem diện tích 21,2 m2 gia đình ông đang sử dụng là đất lưu không, là vi phạm pháp luật thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt vi pham hành chính đối với gia đình. Trong trường hợp, gia đình không tự nguyện thực hiện quyết định thì phải ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính chứ không thể ngang nhiên ra thông báo yêu cầu bắt dỡ bỏ rồi ngang nhiên đập phá nhà dân.''Ngoài Thông báo số 129/TB-UBND ngày 01/10/2016 và Thông báo số 285/TB-UBND ngày 26/12/2016 của UBND xã Vĩnh Quỳnh về việc dỡ bỏ công trình, trả lại mặt bằng, gia đình tôi không nhận được bất kỳ quyết định hành chính nào của các cấp chính quyền. Không hiểu những người trong đoàn cưỡng chế nêu trên căn cứ vào đâu để cưỡng chế, phá dỡ công trình của nhà tôi'', ông Hùng bức xúc.
Ông Hùng cũng chia sẻ thêm, tại khu vực xung quanh gia đình ông có rất nhiều hộ gia đình có diện tích mà xã cho là lấn chiếm nhưng lại không bị cưỡng chế, trong khi gia đình anh ông bị cưỡng chế lấn vào diện tích nằm trong sổ đỏ.Để làm rõ thông tin, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã liên hệ đặt lịch làm việc với đại diện UBND xã Vĩnh Quỳnh nhưng hơn một tuần trôi qua vẫn chưa nhận được hồi âm. Điều đáng nói, trước đó, PV cũng đã gặp được ông Nguyễn Du Tân - Phó Chủ tịch UBND xã (người bị tố cáo) tại cơ quan làm việc nhưng vị này yêu cầu bắt buộc PV xuống bộ phận văn phòng đặt lịch để bố trí lịch làm việc sau.
Liên quan đến sự việc này, PV cũng đã liên hệ làm việc với đại diện UBND huyện Thanh Trì. Theo đó, ông Chử Minh Quân - Chánh văn phòng huyện Thanh Trì cho biết, huyện trước đó đã nhận được đơn tố cáo của gia đình ông Nguyễn Đình Hùng và cũng đã văn bản trả lời tố cáo.
''Sau khi nhận được đơn tố cáo của công dân, chúng tôi đã vào cuộc kiểm tra, xác minh và đã có Văn bản số 2472/KL-UBND kết luận nội dung tố cáo của ông Hùng, hiện đã giao UBND xã Vĩnh Quỳnh thực hiện theo kết luận'', ông Quân nói.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được đơn khiếu nại của ông Nguyễn Đình Hùng trú tại Cụm 1, thôn Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội phản ánh về việc một số lãnh đạo chính quyền địa phương đã có hành vi cưỡng chế thu hồi đất, thu giữ tài sản của gia đình ông không đúng quy định vì không có biên bản vi phạm hành chính, không có quyết định cưỡng chế.
Theo phản ánh của ông Hùng, vào năm 1998, gia đình ông có nhận chuyển nhượng phần đất của bà Đỗ Thị Tiến về diện tích nhà anh đang sử dụng tại thửa 40 (1), tờ bản đồ số 13. Chuyển nhượng ghi trong hợp đồng có chiều ngang là 4 mét, chiều dọc được tính từ đường liên xã kéo dài ra sát mép sông Tô Lịch, tổng diện tích thực tế là 107,2 m2. Do kỹ thuật đo đạc năm 1998 – đo bằng tay không được chuẩn xác, không xác định mốc giới rõ ràng; Mặt khác, trên phần diện tích mua có tồn tại 02 gian nhà, việc đo đạc gặp trở ngại, dẫn đến đo bị thiếu, nên chỉ ghi trong hợp đồng chuyển nhượng là 86 m2.Theo ông Hùng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng chỉ ghi 86 m2. Tuy nhiên, ngày 29/9/2016, khi Công ty cổ phần khảo sát và đo đạc địa chính về đo đạc lại toàn bộ phần diện tích nhà ông hiện đang sử dụng kéo dài từ đường liên xã đến giáp sông Tô Lịch là 107,2 m2, phần xây dựng trên đất là 103,2 m2.
“Quá trình sử dụng đất, tôi nộp thuế, nghĩa vụ tài chính với Nhà nước đầy đủ, chưa bao giờ nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về việc vi phạm về quản lý đất đai và cũng chưa nhận được quyết định nào về việc thu hồi đất từ phía chính quyền”, ông Hùng cho biết.
Cũng theo ông Hùng, vào năm 2016, UBND huyện Thanh Trì có chủ trương thu hồi đất ven sông Tô Lịch để làm đường dân sinh, nhưng gia đình ông không nhận được bất kỳ quyết định nào về việc thu hồi đất. Bất ngờ, bgày 01/10/2016, UBND xã Vĩnh Quỳnh đã ra Thông báo số 129/TB-UBND về việc tự dỡ bỏ công trình, buộc tôi tự tháo dỡ công trình của gia đình trên phần đất mà UBND xã coi là đất lưu không. ''Không đồng ý với Thông báo số 129 tôi đã làm đơn đề nghị hủy bỏ Thông báo trên kèm theo tài liệu chứng minh diện tích đất sử dụng hợp pháp của gia đình tôi từ năm 1998. Sau nhiều ngày chờ đợi tôi không nhận được bất cứ văn bản trả lời nào từ UBND xã Vĩnh Quỳnh'', ông Hùng cho biết.
''Bất ngờ vào khoảng 13h ngày 26/12/2016, UBND xã Vĩnh Quỳnh gửi cho tôi Thông báo số 285/TB-UBND ngày 26/12/2016 thông báo về việc tự dỡ bỏ công trình, trả lại mặt bằng, hạn phải thực hiện xong trước 16h cùng ngày và nếu hết thời gian trên mà gia đình không thực hiện, UBND xã sẽ tổ chức xử lý theo quy định. Tôi vừa nhận được thông báo lúc 13h, thì đến 17h cùng ngày đoàn cưỡng chế đã đến phá dỡ toàn bộ công trình trên phần diện tích 21,2 m2 đất sát mép bờ sông Tô Lịch, thậm chí còn phá dỡ lấn vào khoảng 40 cm cả phần công trình nằm trên diện tích 86 m2 của gia đình tôi đã được cấp sổ đổ. Họ đã bắc thang leo vào nhà tôi đập phá, tháo dỡ công trình và thu giữ tài sản khi mặc dù gia đình tôi phản đối quyết liệt", ông Hùng chia sẻ thêm.
Theo ông Hùng, nếu UBND xã Vĩnh Quỳnh xem diện tích 21,2 m2 gia đình ông đang sử dụng là đất lưu không, là vi phạm pháp luật thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt vi pham hành chính đối với gia đình. Trong trường hợp, gia đình không tự nguyện thực hiện quyết định thì phải ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính chứ không thể ngang nhiên ra thông báo yêu cầu bắt dỡ bỏ rồi ngang nhiên đập phá nhà dân.''Ngoài Thông báo số 129/TB-UBND ngày 01/10/2016 và Thông báo số 285/TB-UBND ngày 26/12/2016 của UBND xã Vĩnh Quỳnh về việc dỡ bỏ công trình, trả lại mặt bằng, gia đình tôi không nhận được bất kỳ quyết định hành chính nào của các cấp chính quyền. Không hiểu những người trong đoàn cưỡng chế nêu trên căn cứ vào đâu để cưỡng chế, phá dỡ công trình của nhà tôi'', ông Hùng bức xúc.
Ông Hùng cũng chia sẻ thêm, tại khu vực xung quanh gia đình ông có rất nhiều hộ gia đình có diện tích mà xã cho là lấn chiếm nhưng lại không bị cưỡng chế, trong khi gia đình anh ông bị cưỡng chế lấn vào diện tích nằm trong sổ đỏ.Để làm rõ thông tin, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã liên hệ đặt lịch làm việc với đại diện UBND xã Vĩnh Quỳnh nhưng hơn một tuần trôi qua vẫn chưa nhận được hồi âm. Điều đáng nói, trước đó, PV cũng đã gặp được ông Nguyễn Du Tân - Phó Chủ tịch UBND xã (người bị tố cáo) tại cơ quan làm việc nhưng vị này yêu cầu bắt buộc PV xuống bộ phận văn phòng đặt lịch để bố trí lịch làm việc sau.
Liên quan đến sự việc này, PV cũng đã liên hệ làm việc với đại diện UBND huyện Thanh Trì. Theo đó, ông Chử Minh Quân - Chánh văn phòng huyện Thanh Trì cho biết, huyện trước đó đã nhận được đơn tố cáo của gia đình ông Nguyễn Đình Hùng và cũng đã văn bản trả lời tố cáo.
''Sau khi nhận được đơn tố cáo của công dân, chúng tôi đã vào cuộc kiểm tra, xác minh và đã có Văn bản số 2472/KL-UBND kết luận nội dung tố cáo của ông Hùng, hiện đã giao UBND xã Vĩnh Quỳnh thực hiện theo kết luận'', ông Quân nói.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.