Cụ thể, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, các chủ rừng nhà nước và đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí lực lượng thường xuyên tuần tra, canh gác tại những khu vực trọng điểm để kiểm soát các nguyên nhân gây cháy rừng, các hoạt động của người dân sinh sống trong và ven các khu rừng; Đồng thời kiểm soát chặt chẽ người ra, vào khu vực rừng có nguy cơ cháy cao. Duy trì chế độ trực 24/24h trong suốt mùa nắng nóng, khô hanh để phát hiện sớm các điểm cháy rừng.
Thanh Hóa yêu cầu duy trì chế độ trực 24/24h trong suốt mùa nắng nóng, khô hanh để phát hiện sớm các điểm cháy rừng |
Huy động tối đa lực lượng của đơn vị phối hợp với các lực lượng khác để chữa cháy kịp thời khi có cháy rừng xảy ra; Đồng thời thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo về công tác BVR, PCCCR theo đúng quy định.
Đối với những diện tích đang khai thác lâm sản phải thực hiện nghiêm các quy định về PCCCR, đảm bảo không để xảy ra mất an ninh rừng và cháy rừng trên diện tích rừng được giao quản lý
Đối với Chi cục Kiểm lâm chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng, ủy ban nhân dân các huyện, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại các địa phương tại các khu vực trọng điểm về cháy rừng. Làm tốt công tác thông tin, dự báo, cảnh bảo cháy rừng, chế độ báo cáo, đảm bảo cập nhật, chính xác, kịp thời, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng
Duy trì nghiêm chế độ trực ban 24/24 vào mùa cao điểm. Chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm tăng cường tối đa lực lượng bám sát địa bàn tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc chính quyền địa phương, chủ rừng thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng; Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí trong công tác tuyên truyền BVR, PCCCR; Sẵn sàng hỗ trợ, tham gia chữa cháy cùng các địa phương khi có cháy rừng xảy ra
Trong thời gian nắng nóng, nguy cơ cháy rừng từ cấp III trở lên phải bố trí trực chỉ huy PCCCR tại cấp huyện, cấp xã và chủ rừng nhà nước; Chỉ đạo trực gác, kiểm soát chặt chẽ người ra, vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, nghiêm cấm các hoạt động có sử dụng lửa trong và ven rừng rừng; Tập trung quản lý chặt chẽ các nguyên nhân gây cháy rừng ở từng khu vực, như: Dùng lửa để xử lý thực bì trồng rừng, làm nương rẫy, vệ sinh rừng sau khai thác, đốt dọn vệ sinh vườn, đốt bãi rác...; Sử dụng lửa săn bắt, đốt ong, hóa vàng mã tại các đền chùa, nghĩa trang, nghĩa địa, trong các lễ hội, khu vui chơi giải trí, tham quan, du lịch sinh thái trong, ven rừng và những hành vi dùng lửa khác có nguy cơ gây cháy rừng.
Phát hiện sớm các mâu thuẫn, tập trung giải quyết dứt điểm để ngăn chặn tình trạng cố ý đốt rừng. Thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, gây cháy rừng trên địa bàn.