(TN&MT) - Tháng 3/2018, muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia - loại muỗi có khả năng ức chế sự xâm nhập và nhân lên của virus dengue (gây bệnh sốt xuất huyết) và virus Zika - sẽ được thả thí điểm trong đất liền Nha trang. Trước đó, từ năm 2013 - 2015, việc thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia đã được thí điểm ở đảo Trí Nguyên (TP.Nha Trang). Từ khi thả muỗi đến nay, trên đảo không có dịch sốt xuất huyết.
Việc thả muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia là một phần của Dự án Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam do Bộ Y tế phê duyệt.
Bắt đầu từ tháng 3/2018, muỗi mang vi khuẩn Wolbachia sẽ được thả tại 8 thôn trung tâm xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, gồm thôn: Lương Sơn 1, Lương Sơn 2, Lương Sơn 3, Văn Đăng 1, Văn Đăng 2, Văn Đăng 3 và Võ Tánh 1, Võ Tánh 2.
Dự án đã lập bản đồ phân chia các ô thả muỗi trong khu vực, mỗi ô có kích thước 50mx50m.
Dự kiến việc thả muỗi kéo dài từ 12 đến 18 tuần. Mỗi tuần, sẽ thả khoảng 100 con muỗi vào mỗi ô vừa nêu.
Khi muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia, vi khuẩn này sẽ ức chế (ngăn chặn) sự xâm nhập và nhân lên của virus dengue (gây bệnh sốt xuất huyết) và virus Zika, do đó các virus gây bệnh này hầu như không còn khả năng truyền từ muỗi sang người.
Việc thả muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia là một phần của Dự án Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam do Bộ Y tế phê duyệt.
Bắt đầu từ tháng 3/2018, muỗi mang vi khuẩn Wolbachia sẽ được thả tại 8 thôn trung tâm xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, gồm thôn: Lương Sơn 1, Lương Sơn 2, Lương Sơn 3, Văn Đăng 1, Văn Đăng 2, Văn Đăng 3 và Võ Tánh 1, Võ Tánh 2.
Dự án đã lập bản đồ phân chia các ô thả muỗi trong khu vực, mỗi ô có kích thước 50mx50m.
Dự kiến việc thả muỗi kéo dài từ 12 đến 18 tuần. Mỗi tuần, sẽ thả khoảng 100 con muỗi vào mỗi ô vừa nêu.
Khi muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia, vi khuẩn này sẽ ức chế (ngăn chặn) sự xâm nhập và nhân lên của virus dengue (gây bệnh sốt xuất huyết) và virus Zika, do đó các virus gây bệnh này hầu như không còn khả năng truyền từ muỗi sang người.
Muỗi vằn mang Wolbachia sau khi được thả ra thực địa sẽ cặp đôi, sinh sản và tự duy trì trong môi trường tự nhiên.
Muỗi cái mang Wolbachia giao phối với muỗi đực mang hoặc không mang Wolbachia cũng đều sinh ra trứng nở thành thế hệ muỗi tiếp theo mang vi khuẩn Wolbachia.
Còn muỗi cái không mang vi khuẩn Wolbachia nếu giao phối với muỗi đực có Wolbachia thì trứng do con cái sinh ra sẽ không nở (do cơ chế bất hợp dịch bào), nhờ đó làm giảm số lượng muỗi truyền bệnh.