Sơn La triển khai thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về bảo vệ môi trường

15/03/2017 00:00

(TN&MT) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Kế hoạch số 178/KH-UBND triển khai thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường.

Thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg, tỉnh Sơn La kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất mía đường, chế biến cà phê, sản xuất xi măng, chế biến sắn…
Thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg, tỉnh Sơn La kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất mía đường, chế biến cà phê, sản xuất xi măng, chế biến sắn…

Theo đó, tỉnh Sơn La đề ra 7 nhiệm vụ chủ yếu trong công tác bảo vệ môi trường, gồm: Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và mọi người dân.

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền với công tác bảo vệ môi trường; làm rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu địa phương để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài mà không có biện pháp giải quyết, khắc phục hiệu quả. Chú trọng nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về môi trường từ cấp tỉnh đến xã.       

Sử dụng hợp lý, hiệu quả, đúng mục đích nguồn chi sự nghiệp môi trường. Thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, khuyến khích phát triển các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. Thực hiện nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “Người hưởng lợi từ môi trường phải trả chi phí”, coi đây là giải pháp mang tính đột phá để huy động nguồn lực từ xã hội, giảm gánh nặng từ ngân sách nhà nước.

Trong từng nhiệm vụ cụ thể, bảo vệ môi trường nông thôn và nông nghiệp thông qua tăng độ che phủ rừng và cải thiện môi trường rừng; tăng cường vệ sinh môi trường nông thôn; tập trung hướng dẫn, đầu tư cho các xã, bản hoàn thành tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới; chống xói mòn, canh tác hợp lý để bảo vệ đất.

Trong lĩnh vực công nghiệp, xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất mía đường, chế biến cà phê, sản xuất xi măng, chế biến sắn…; quản lý tốt môi trường các doanh nghiệp công nghiệp. Xiết chặt quản lý môi trường các dự án thủy điện và khai thác khoáng sản; khuyến khích áp dụng công nghệ sản xuất sạch, công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng trong sản xuất công nghiệp.

Tập trung xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường do các cơ sở y tế.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư nâng cấp các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện gắn với xử lý ô nhiễm môi trường triệt để.

Trong lĩnh vực đô thị, tăng cường năng lực thu gom, xử lý chất thải rắn, nước thải cho các đô thị. Tập trung xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường do các cơ sở y tế, đẩy nhanh tiến độ đầu tư nâng cấp các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện gắn với xử lý ô nhiễm môi trường triệt để.

Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Rà soát, sửa đổi thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường. Rút ngắn thời gian thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường xuống dưới 30 ngày làm việc, tính từ thời điểm nộp hồ sơ đến khi có quyết định phê duyệt, xác nhận. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc thực hiện các cam kết của nhà đầu tư trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường.

Thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, khuyến khích phát triển các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế
Thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, khuyến khích phát triển các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế

UBND tỉnh giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổng hợp, đề xuất sửa đổi, ban hành mới các quy định về bảo vệ môi trường. Rà soát, trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường, khắc phục những bất cập hiện nay, nhất là các quy định về các công cụ, biện pháp quản lý nhà nước, biện pháp kỹ thuật kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải của doanh nghiệp, hoạt động thực hiện cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

Xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo về môi trường tại các vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực tập trung nhiều nguồn thải, khu vực nhạy cảm về môi trường trước năm 2020. Tập trung thanh tra, kiểm tra các đối tượng có lưu lượng nước thải từ 200m3/ngày đêm trở lên; rà soát đánh giá tác động môi trường, công trình, biện pháp bảo vệ môi trường các dự án lớn, nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường; rà soát, chấn chỉnh công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều tra, đánh giá, khoanh vùng và có kế hoạch xử lý các khu vực ô nhiễm tồn lưu trên địa bàn tỉnh trong năm 2017. Tập trung xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Sở Kế hoạch Đầu tư phối hợp Sở TN&MT rà soát, đề xuất ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo vệ môi trường theo hướng ngăn chặn các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, loại hình sản xuất có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.

UBND các huyện, thành phố nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ môi trường. Gắn các chỉ tiêu về môi trường vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, đảm bảo thực hiện tốt công tác thu gom, xử lý chất thải trên địa bàn. Thực hiện xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.

Cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước đô thị, các khu dân cư tập trung; quy hoạch khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đảm bảo vệ sinh môi trường. Tăng cường chỉ đạo thực hiện tiêu chí môi trường; chú trọng bảo vệ môi trường trong xây dựng chuồng trại chăn nuôi, thu gom và xử lý triệt để các loại bao bì, chai lọ đựng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

Nguyễn Nga

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sơn La triển khai thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về bảo vệ môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO