Khoáng sản

Sơn La: Khai thác tiềm năng khoáng sản hợp lý, hiệu quả

Q.Minh 15/05/2015 12:22

(TN&MT) - Sơn La được đánh giá là tỉnh có tiềm năng khoáng sản ở vị trí thứ 3 trong vùng Tây Bắc, sau Lào Cai và Yên Bái.

Phát huy lợi thế, Sơn La đã xây dựng lộ trình trong công tác Quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản theo hướng bền vững, tiết kiệm tài nguyên.

Phát triển công nghiệp khai khoáng

Theo báo cáo từ năm 2005 đến đầu năm 2014, tỉnh Sơn La đã cấp 51 giấy phép khai thác khoáng sản không phải vật liệu xây dựng thông thường và đến nay còn 19 giấy phép, với khoảng 51 điểm mỏ, điểm quặng đang hoạt động. Hầu hết các điểm khai thác khoáng sản đều chưa có đánh giá trữ lượng chính xác, các doanh nghiệp tham gia hoạt động khoáng chưa có chiều sâu, chưa chú trọng đến đầu tư công nghệ, thiết bị để thu hồi tối đa, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, gây tổn thất khoáng sản cũng như ảnh hưởng đến môi trường.

a3-1-.jpg
Hầu hết các điểm khai thác khoáng sản đều chưa có đánh giá trữ lượng chính xác

Để phát huy hiệu quả việc khai thác khoảng sản, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 106/NQ-HĐND về điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La và UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn 2025. Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh đến năm 2020 trên 9.500 tỷ đồng theo giá so sánh 2010 (không tính thủy điện Sơn La, Huội Quảng).

Trọng tâm trong những năm tới là củng cố, nâng cao sản lượng Nhà máy chế biến kim loại mầu Sơn La bảo đảm mô 1 nghìn tấn đồng kim loại/năm; hoàn thành đầu tư và đi vào hoạt động ổn định Nhà máy luyện đồng Phù Yên quy mô 5 nghìn tấn đồng kim loại/năm. Tập trung thăm dò, đánh giá tiềm năng quặng sắt để xây dựng nhà máy gang thép Sơn La.

Tạo cơ chế thu hút đầu tư

Thời gian tới, Sơn La sẽ thực hiện các giải pháp về chính sách phát triển nguồn nguyên liệu, phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư. Trong đó, đối với chính sách phát triển nguồn nguyên liệu, tỉnh có cơ chế để thu hút, lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực để triển khai thực hiện.

1.jpeg
Sơn La sẽ thực hiện các giải pháp về chính sách phát triển nguồn nguyên liệu, phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư

Về chính sách thu hút đầu tư bảo đảm công tác quản lý hoạt động khoáng sản được công khai, minh bạch để các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn vào thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; có cơ chế ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư khai thác gắn với chế biến sâu, áp dụng công nghệ tiến tiến để tận thu, sử dụng khoáng sản có hàm lượng thấp, đầu tư khai thác chế biến gắn với phát triển hạ tầng vùng khó khăn.

Tỉnh sẽ ưu tiên vốn khoa học công nghệ triển khai các đề tài để tăng giá trị của khoáng sản, có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến và kỹ thuật hiện đại, đổi mới thiết bị và công nghệ trong khai thác, chế biến khoáng sản. Củng cố hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý về môi trường, các cơ quan tư vấn, kiểm tra, giám sát; quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn quỹ môi trường, ngăn ngừa biến động xấu của môi trường, cải tạo và hoàn nguyên môi trường sau khai thác...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sơn La: Khai thác tiềm năng khoáng sản hợp lý, hiệu quả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO