>> Lâm Đồng: Công ty Cấp nước Bảo Lộc khai thác tài nguyên nước trái phép?
Theo đó, để nắm bắt thông tin kịp thời, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Công ty Cổ phần Cấp thoát nước và Xây dựng Bảo Lộc báo cáo các nội dung cụ thể có liên quan.
Cụ thể, tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước năm 2020 của các giấy phép đã được cấp với nội dung và biểu mẫu báo cáo cụ thể về: Khái quát các thông tin cơ bản về chủ giấy phép, công trình khai thác, sử dụng nước, việc vận hành công trình và những vấn đề phát sinh (nếu có).
Tổng hợp các đặc trưng lưu lượng khai thác, sử dụng nước (lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình ngày) và mực nước giếng khai thác ( lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình) thực tế của công trình theo từng tháng và tổng lượng khai thác trong năm báo cáo theo Biểu mẫu số 23 tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 31/2018/TT-BTNMT ngày 26/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung, biểu mẫu báo cáo tài nguyên nước.
Tình hình thực hiện các quy định của giấy phép tài nguyên nước được cấp, đánh giá kết quả thực hiện trong kỳ báo cáo đối với từng nội dung, yêu cầu quy định trong giấy phép được cấp; thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Theo đơn phản ánh của người dân thành phố Bảo Lộc đến Báo Tài nguyên và Môi trường, những năm gần đây, chất lượng nguồn nước sạch do Công ty Cổ phần Cấp thoát nước và Xây dựng Bảo Lộc (Công ty Cấp nước Bảo Lộc) cung cấp không được trong như trước. Hiện nay, Báo Tài nguyên và Môi trường đang chờ những thông tin mới nhất của các cơ quan chuyên môn của Lâm Đồng về vấn đề chất lượng nguồn nước sạch.
>> Bảo Lộc - Lâm Đồng: Người dân đặt nghi vấn về chất lượng nước sạch
Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Công ty báo cáo rõ về số lượng giếng khai thác, số giếng không được cấp phép và lưu lượng khai thác (lưu lượng tổng, lưu lượng riêng của từng giếng).
Văn bản đề nghị Công ty “Báo cáo các nội dung trên, thông tin theo Báo Tài nguyên và Môi trường đưa tin phản ánh và các tài liệu liên quan (văn bản liên quan đến khai thác các giếng khoan không được cấp phép của các cơ quan chức năng; báo cáo kiểm toán hàng năm…) về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 23/4/2021”.
Giấy phép số 64/GP-UBND ngày 18/11/2016 cấp cho 1 giếng là G12 với lượng nước khai thác tối đa là 1.300 m3/ngày đêm để dự phòng, thời hạn là 5 năm |
Giấy phép số 03/GP-UBND ngày 19/1/2017 cấp cho 3 giếng là G3, G9, G14 với tổng lượng nước khai thác tối đa là 2.920 m3/ngày đêm để dự phòng, thời hạn tới ngày 18/11/2021 |
Trước đó, Báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh về Công ty Cổ phần Cấp thoát nước và Xây dựng Bảo Lộc (BWA) đã có hành vi khai thác tài nguyên nước vượt mức so với giấy phép khai thác là 4.220 (theo giấy phép) lên đến 10.213 m3/ngày đêm (thực tế). Đồng thời, số lượng giếng khai mà công ty này khai thác từ 4 giếng trong giấy phép lên đến 15 giếng theo số liệu trên báo cáo xét nghiệm chất lượng nước của Công ty BWA năm 2019 lưu tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng.
Ông Nguyễn Văn Trãi, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cho biết, nếu Công ty Cấp nước Bảo Lộc sai phạm sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.