Quảng Bình: Quy hoạch đất là căn cứ để sử dụng có hiệu quả và phát triển bền vững

Hồng Thiệu| 17/10/2021 20:27

(TN&MT) - Sau hơn 8 năm thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW, công tác quản lý và sử dụng đất đai tại địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có những chuyển biến sâu sắc; nguồn lực đất đai được huy động ngày càng tốt hơn cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng đi vào nền nếp, công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định; tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật từng bước được ngăn chặn…

Sử dụng đất đúng mục đích, hiệu quả

Một trong những điểm nổi bật của tỉnh Quảng Bình trong quá trình thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW đó là Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Trong những năm qua, tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung các nguồn lực đẩy mạnh công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện làm cơ sở cho công tác quản lý, sử dụng đất đai theo quy hoạch, kế hoạch.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng đất có hiệu quả và bền vững.

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 20/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 cấp tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 18/3/2013.

Đến tháng 5/2021, Quảng Bình đã thực hiện phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 cho tất cả các cấp huyện, thành phố và thị xã và cũng là địa phương đầu tiên của cả nước thực hiện tốt công tác này.

Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng được triển khai thực hiện tốt, đáp ứng kịp thời nhu cầu và thu hút các dự án đầu tư của các tổ chức và cá nhân. Từ ngày 1/7/2014 đến nay, toàn tỉnh có 13.698 trường hợp giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích 10.498,9 ha.

Việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang mục đích khác, trên cơ sở văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua kế hoạch thu hồi đất; chuyển mục đích sử dụng đất hàng năm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, từ ngày 01/7/2014 đến nay, tỉnh đã thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng 12 phòng hộ, đất rừng sản xuất sang mục đích khác để thực hiện các dự án đầu tư với tổng diện tích chuyển mục đích là 1.803,8 ha.

Quảng Bình kiến quyết xử lý các dự án chậm tiến độ.

Theo ông Nguyễn Huệ - Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Quảng Bình, cho biết: “Phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 cho tất cả các cấp huyện là căn cứ để sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Qua đó công tác kiểm tra, xử lý trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích theo quy định của pháp luật đất đai; tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật đất đai để người sử dụng đất nắm vững các quy định của pháp luật”.

Cũng theo ông Nguyễn Huệ những năm qua, ngành tài nguyên và môi trường Quảng Bình đã chủ động, tích cực trong việc kiểm tra, giải quyết các dự án thuê đất nhưng triển khai chậm tiến độ, không hoàn thành dự án. Tiếp tục tăng cường công không sử dụng, gây lãng phí tài nguyên đất đai; xử lý nghiêm các dự án đầu tư sử dụng đất có dấu hiện vi phạm trong quản lý, sử dụng đất.

Cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Bên cạnh những kết quả tích Quảng Bình còn gặp một số khó khắn, vướng như: Về thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai, theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 64, Điều 82 và Điều 92 Luật Đất đai năm 2013 thì các dự án bị thu hồi đất do chậm tiến độ, nhà đầu tư sẽ không được bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất; quỹ đất thu hồi của các dự án chậm tiến độ phải được đưa ra để đấu giá quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, hầu hết các dự án chậm tiến độ trên địa bàn đã được doanh nghiệp đầu tư tài sản trên đất; khi thu hồi thì nhà đầu tư không được bồi thường về đất (nếu đã nộp tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê) và tài sản trên đất, dẫn đến khiếu kiên, khiếu nại, khó giải quyết. Mặt khác, theo Điều 5 Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định: “Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính”. Quy định này dẫn đến rất khó tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi do dự án chậm tiến độ vì vướng tài sản đã đầu tư.

Việc tranh chấp đất đai tại Quảng Bình vẫn còn tồn tại khá nhiều.

Về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện các dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Quá trình triển khai thực hiện chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giải quyết việc chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân có đất bị thu hồi phát sinh vướng mắc như: Chính sách hỗ trợ cho người dân để xác định, lựa chọn việc làm, lựa chọn hướng chuyển đổi nghề nghiệp, việc tổ chức đào tạo, cho học nghề đối với người dân bị thu hồi đất là rất khó; trên thực tế, nhiều hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất sản xuất không thực hiện được việc chuyển đổi ngành nghề, nhiều hộ gia đình, địa phương còn lúng túng trong việc xác định, lựa chọn ngành nghề để chuyển đổi.

Ngoài ra, đối với thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh đến nay vẫn phát triển thiếu ổn định, việc dự báo nhu cầu bất động sản của thị trường gặp nhiều khó khăn và không chính xác; việc xác định các khoản thuế, phí liên quan đến hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất vẫn còn bất cập nên người sử dụng đất thường không kê khai giá trị mua bán thực trong các Hợp đồng chuyển nhượng mà cơ bản ghi theo giá trong Bảng giá đất, các giao dịch hầu hết không thông qua các sàn giao dịch bất động sản, dẫn đến khó khăn trong việc theo dõi, cập nhật biến động giá đất trên thị trường.

Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai ở tỉnh đã được quan tâm, chú trọng; từng bước đưa công tác quản lý, sử dụng đất đai đi vào nền nếp, góp phần lập lại kỷ cương pháp luật. Qua thanh tra, kiểm tra đã kiến nghị thu hồi 12 dự án với diện tích 37,80 ha đất đối với các dự án chậm tiến độ.

Tuy nhiên quy định của pháp luật về khiếu nai, tố cáo trong lĩnh vực đất đai hiện nay chưa quy định cụ thể chế tài xử lý đối với những công dân cố chấp, cố tình đeo bám để khiếu kiện cầu may; vì vậy làm cho tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai còn những diễn biến phức tạp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quảng Bình: Quy hoạch đất là căn cứ để sử dụng có hiệu quả và phát triển bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO