Khoáng sản

Quản lý khoáng sản làm VLXDTT, vật liệu san lấp: Ưu tiên các dự án giao thông trọng điểm

Mai Đan 18/01/2024 - 07:48

(TN&MT) - Nhờ áp dụng các cơ chế đặc thù trong việc cấp phép, rút ngắn thời gian khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp để cung cấp cho các dự án giao thông trọng điểm, hệ thống đường bộ cao tốc, đến nay, các khu vực phía Bắc và Tây Nguyên cơ bản đã đáp ứng đủ nguồn vật liệu cho các dự án.

Theo ông Nguyễn Trường Giang - Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc, trong đó đến năm 2025 hoàn thành đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Việc triển khai đồng loạt các dự án dẫn đến khan hiếm về nguồn cung do các mỏ vật liệu đang khai thác chỉ phục vụ cho nhu cầu thông thường tại địa phương.

Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam Nguyễn Trường Giang cho biết: "Trong khi chờ Luật Địa chất và Khoáng sản được thông qua, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, vật liệu san lấp, cũng như triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về áp dụng cơ chế đặc thù, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản đã bổ sung quy định về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo cơ chế đặc thù tại các Nghị quyết của Quốc hội phục vụ công trình, dự án quan trọng quốc gia".

Để giải quyết các vướng mắc trên, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế đặc thù cung cấp vật liệu cho dự án. Thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ ban hành các nghị quyết cho phép áp dụng các "cơ chế đặc thù" trong việc khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn hướng dẫn các địa phương có dự án đi qua và nằm trong hồ sơ dự án về quy trình, thủ tục đăng ký khối lượng, khu vực khai thác mỏ theo tinh thần Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; công văn hướng dẫn các địa phương được Quốc hội cho phép áp dụng các "cơ chế đặc thù" triển khai hệ thống đường bộ cao tốc nhằm rút ngắn thời gian, có thể khai thác ngay vật liệu cung cấp cho dự án.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có công văn hướng dẫn các địa phương khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ các dự án xây dựng công trình đường cao tốc được áp dụng cơ chế đặc thù; trả lời các địa phương về các vướng mắc trong quá trình triển khai việc cung cấp vật liệu.

Cục trưởng Nguyễn Trường Giang nhận định, các văn bản nêu trên cơ bản đã làm rõ về quy trình, thủ tục, thành phần hồ sơ, vấn đề bảo vệ môi trường, đất đai, xác định các nghĩa vụ liên quan trong quá trình khai thác vật liệu cung cấp cho dự án.

Về vấn đề điều phối vật liệu, qua thống kê theo dõi, các khu vực phía Bắc và Tây nguyên cơ bản đáp ứng vật liệu cho các dự án. Vấn đề quan tâm tiếp đó là cát san lấp cho các dự án khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải đã rà soát nhu cầu các dự án, nguồn cung ứng từ các địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị các địa phương cân đối bố trí nguồn vật liệu.

11a.jpg
Phát huy thế mạnh nguồn khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có ý kiến chỉ đạo, theo đó, đồng ý giao các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long ưu tiên bố trí ngay nguồn cát đắp cho các dự án cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau với khối lượng 9,1 triệu m3 của năm 2023 (trong đó An Giang là 3,3 triệu m3, tỉnh Đồng Tháp là 3,3 triệu m3 và tỉnh Vĩnh Long là 2,5 triệu m3). Bộ Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với các địa phương về vấn đề điều phối.

Tuy vậy, ông Nguyễn Trường Giang cho rằng vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục giải quyết. Đối với các vướng mắc trong việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; bãi đổ thải, Cục Khoáng sản Việt Nam đề nghị các địa phương căn cứ quy định của pháp luật, các cơ chế đặc thù àaä àûúåc caác cêëp thêím quyïn cho phép áp dụng và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương huy động các mỏ vật liệu đủ trữ lượng, chất lượng để cung cấp cho dự án như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Về cát biển, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải, tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp chặt chẽ, thăm dò, khảo sát, thực nghiệm đánh giá cát biển khu vực biển Trần Đề. Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa chuyển giao cho địa phương kết quả đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển khu B1: Cấp 333 + cấp 222 đạt hơn 680 triệu m3; trong đó cấp 222 với 145 triệu m3 có thể khai thác được ngay để phục vụ đường cao tốc.

Đối với quản lý khoáng sản làm vật liệu san lấp, Cục Khoáng sản Việt Nam đã nghiên cứu xây dựng Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản hướng đến mục tiêu phân công, phân cấp và cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, một trong các nội dung đó là phân nhóm khoáng sản để quản lý, trong đó khoáng sản nhóm IV là khoáng sản làm vật liệu san lấp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quản lý khoáng sản làm VLXDTT, vật liệu san lấp: Ưu tiên các dự án giao thông trọng điểm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO