(TN&MT) - Luật sư Trịnh Cẩm Bình cho rằng, việc chính quyền xã Tiên Tiến và bộ phận phòng, ban của UBND huyện Phù Cừ dựa vào Thông báo "hỗ trợ thi công" để cưỡng chế thu hồi đất của một số hộ dân làm dự án đường ĐT 386 là không đúng quy định của pháp luật.
Lạ đời hỗ trợ thi công để thu hồi đất
Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã đưa tin về việc một số hộ dân sinh sống tại thôn Hoàng Xá, xã Tiên Tiến (huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) phản ánh về việc UBND xã Tiên Tiến, UBND huyện Phù Cừ có nhiều bất cập trong việc thu hồi đất của người dân đang sử dụng để phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án nâng cấp đường ĐT 386. Thậm chí còn không đền bù khi GPMB thu hồi phần đất thổ cư của người dân vì cho rằng đó là phần đất thuộc đất giao thông.
Theo tìm hiểu của PV, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND huyện Phù Cừ theo Thông báo số 293/TB-UBND ngày 05/09/2017 về việc thu dọn cây cối hoa màu, tháo dỡ, di dời vật kiến trúc, công trình và tài sản khác nằm trên đất giao thông để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công dự án nâng cấp đường ĐT 386, ngày 23/11/2017 UBND xã Tiên Tiến đã ra Thông báo "v/v Hỗ trợ thi công nâng cấp đường ĐT 386 đoạn qua xã Tiên Tiến" cho các hộ gia đình có đất nằm trên đất giao thông, điển hình là hộ gia đình ông Vũ Văn Giáp, ông Vũ Hữu Tác (thôn Hoàng Xá, xã Tiên Tiến) bắt buộc phải phối hợp với UBND xã cùng đơn vị thi công và các cơ quan chức năng, đơn vị có liên quan thực hiện vào hồi 9h ngày 28/11/1017 đến khi thực hiện xong.Sau 5 ngày ra Thông báo, vào sáng 28/11/2017, UBND xã Tiên Tiến đã phối hợp cùng đại diện UBND huyện là ông Lê Xuân Mai - Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường và các lực lượng tham gia hỗ trợ thi công đã đến thực hiện việc "hỗ trợ thi công'' múc đi một phần đất của 2 hộ gia đình ông Giáp và ông Tác vì lí do rằng phần đất của 2 hộ gia đình này đều nằm trên đất giao thông.
Điều đáng nói, tại thời điểm đó, căn cứ vào biên bản làm việc giữa UBND xã Tiên Tiến với 2 hộ ông Giáp và ông Tác thì 2 hộ gia đình này đều không đồng ý với việc ''hỗ trợ thi công'' trên vì việc chính quyền xã thực hiện múc đất thuộc phần đất thổ cư của gia đình đã được thể hiện trong bản đồ năm 1998 là trái pháp luật, bản chất là cưỡng chế thu hồi đất nhưng chưa có quyết định cưỡng chế thu hồi đất của dân để giải phóng mặt bằng chứ không phải "hỗ trợ thi công''.
Trao đổi với PV, về việc trên, ông Vũ Văn Giáp cho biết: “Ngày hôm đó, chính quyền xã cùng với lực lượng công an, cán bộ huyện đã cho máy xúc xuống múc đất, đào xới phần đất của gia đình tôi, tôi không đồng ý với việc làm này của ông Nguyễn Quý Bình - Chủ tịch UBND xã Tiên Tiến và cán bộ xã vì phần đất này thuộc đất thổ cư của gia đình tôi đã được thể hiện, đo vẽ vào năm 1998 theo bản đồ của Sở Địa chính Hưng Yên”.
Tương tự, ông Vũ Hữu Tác cũng bức xúc: “Phần đất mà UBND xã Tiên Tiến thực chất là cưỡng chế chứ không phải hỗ trợ thi công là phần đất thổ cư được thể hiện trên bản đồ năm 1998 có đầy đủ căn cứ pháp lý, việc xã ra văn bản Thông báo hỗ trợ thi công yêu cầu gia đình tôi phải giao đất và tiến hành cưỡng chế đất là trái quy định pháp luật, tôi hoàn toàn không đồng ý”.Trong khi đó, trao đổi về vấn đề này trong buổi làm việc với PV Báo Tài nguyên và Môi trường ngày 08/12/2017, ông Nguyễn Quý Bình - Chủ tịch UBND xã Tiên Tiến lại phủ nhận việc cưỡng chế thu hồi đất thổ cư của dân và khẳng định chỉ hỗ trợ thi công thu hồi phần đất giao thông.
"Chúng tôi chỉ múc một phần rãnh đất thuộc đất giao thông chứ không đụng vào phần đất hay phá rỡ bất cứ thứ gì của người dân, việc này có thành phần cấp trên ghi nhận, cũng có một số cơ quan báo đài ghi nhận. Trước khi ra Thông báo hỗ trợ thi công thì xã cũng đã có văn bản báo cáo với huyện và đã được huyện đồng ý tại Văn bản số 792/UBND-TNMT ngày 21/11/2017''.
Tuy nhiên, nếu đối chiếu câu trả lời của ông Bình và căn cứ vào biên bản làm việc ngày 28/11/2017 giữa UBND xã và các hộ sau khi múc đất thì hầu hết ý kiến của các hộ dân đều không đồng ý và cho rằng UBND xã đã múc phần đất thổ cư là trái quy định của pháp luật.
''Theo tôi được biết thì không có văn bản quy phạm pháp luật gọi là 'hỗ trợ thi công', với thẩm quyền của mình và nếu phần đất đó là đất giao thông thì xã cũng sẽ phải ra quyết định cưỡng chế trước khi làm việc'', ông Giáp bức xúc.
Điều đáng nói ở chỗ, một gia đình khác kề sát nhà ông Giáp, ông Tác là hộ gia đình ông Hoàng Văn Chức cũng mua thửa đất cùng thời điểm nhưng được UBND huyện Phù Cừ thống nhất sẽ căn cứ vào bản đồ năm 1998 để thực hiện thu hồi đất, GPMB và đền bù để phục vụ dự án nâng cấp đường ĐT 386.Cụ thể, sau khi hộ gia đình ông Hoàng Văn Chức nhận được Thông báo về việc thu hồi đất GPMB để làm đường giao thông, ông Chức đã có ý kiến và khiếu nại lên UBND huyện đề nghị giải quyết với nội dung UBND huyện phải căn cứ vào bản đồ năm 1998 làm cở sở đề giải quyết. Về việc này, sau đó UBND huyện đã cùng ông Chức có buổi làm việc và đưa ra thống nhất là sẽ căn cứ vào hồ sơ năm 1998 là cơ sở pháp lý giải quyết.
Sau đó, ngày 28/11/2017, ông Chức đã đồng ý cho UBND xã Tiên Tiến múc đi 39.3 m2 đất nhưng từ đó đến nay ông Chức vẫn chưa nhận được tiền đền bù, chưa rõ ràng, chưa minh bạch nên điều này khiến ông Chức vẫn tiếp tục khiếu nại đề nghị giải quyết.
Cưỡng chế thu hồi đất sai quy định
Liên quan đến việc này, tại buổi làm việc giữa PV Báo Tài nguyên và Môi trường và UBND huyện Phù Cừ ngày 04/01/2018, đại diện phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phù Cừ thừa nhận là không có luật cũng như văn bản dưới Bộ luật nào quy định việc "hỗ trợ thi công" mà chỉ căn cứ theo đề nghị của đơn vị thi công là Công ty CP đầu tư Thịnh Phát và để đảm bảo tiến độ GPMB.
Để rộng đường dư luận về sự việc này, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trịnh Cẩm Bình - Công ty Luật Biển Đông (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội).
Theo đó, nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp luật, Luật sư Trịnh Cẩm Bình cho biết, trong việc GPMB được quy định rất chặt chẽ, không có quy định nào cho phép việc hỗ trợ thi công là để cưỡng chế thu hồi đất. "Khi thực hiện múc đất, thu hồi đất thì phải có quyết định cưỡng chế và phải đúng quy định của pháp luật'', Luật sư Bình nhận định.Ngoài ra, theo Luật sư Bình, nếu có quyết định cưỡng chế cũng phải nói rõ cho người dân biết là cưỡng chế gì, cưỡng chế như thế nào.
"Ở đây, trong khi người dân còn chưa đồng tình, đang có đơn từ khiếu nại mà thực hiện việc hỗ trợ thi công lấy đi phần đất của họ đã sử dụng ổn định nhiều năm là trái quy định của pháp luật", nữ Luật sư cho hay.
Cũng theo Luật sư Trịnh Cẩm Bình, hiện không có một văn bản pháp luật nào quy định việc hỗ trợ thi công và người dân phải chấp hành việc hỗ trợ thi công của xã Tiên Tiến. "Người dân có quyền phản đối việc hỗ trợ thi công và chỉ chấp hành quyết định cưỡng chế bàn giao mặt bằng khi mọi chuyện đã được giải quyết, không còn khiếu nại", Luật sư Bình nhìn nhận.
Về việc người dân không đồng ý bàn giao diện tích mà UBND xã Tiên Tiến xác định là đất giao thông, Luật sư Bình cho rằng, trước hết muốn thu hồi đất của dân phải xác minh nguồn gốc đất và hiện trạng sử dụng đất.
Trong khi đó, về việc UBND xã Tiên Tiến căn cứ vào văn bản đo giao đất và phiếu thu từ năm 1994 (phô tô không công chứng) để làm căn cứ khẳng định nguồn gốc đất, diện tích đất của hộ gia đình ông Giáp là 105 m2, Luật sư Bình cho rằng không hợp lý.
"Việc căn cứ vào văn bản giao đất phô tô để khẳng định rằng người dân chỉ mua 105 m2 là không hợp lý. Hơn nữa, các giấy tờ lại không đủ tính chất pháp lý khi không có chữ ký của chủ hộ thì làm sao chính quyền địa phương lại căn cứ vào đó đến xác định diện tích đất của người dân", Luật sư Bình nói thêm.
Cũng theo Luật sư Bình, hiện tại theo Luật Đất đai hoặc Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có quy định là việc nếu người dân đã sử dụng diện tích đất ổn định, lâu dài, không xảy ra tranh chấp, không bị xử phạt về việc xây dựng, lấn chiếm đất... thì người dân có quyền thực hiện kê khai để làm hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu thu hồi thì phải đền bù cho người dân.
Điều đáng nói, hộ ông Tác, ông Chức không có văn bản đo giao đất nhưng không hiểu tại sao UBND xã Tiên Tiến có thể khẳng định các hộ nhà ông Tác, ông Chức, ông Giáp cùng mua diện tích đất là 105 m2 vào thời điểm năm 1994.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Lạ đời hỗ trợ thi công để thu hồi đất
Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã đưa tin về việc một số hộ dân sinh sống tại thôn Hoàng Xá, xã Tiên Tiến (huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) phản ánh về việc UBND xã Tiên Tiến, UBND huyện Phù Cừ có nhiều bất cập trong việc thu hồi đất của người dân đang sử dụng để phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án nâng cấp đường ĐT 386. Thậm chí còn không đền bù khi GPMB thu hồi phần đất thổ cư của người dân vì cho rằng đó là phần đất thuộc đất giao thông.
Theo tìm hiểu của PV, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND huyện Phù Cừ theo Thông báo số 293/TB-UBND ngày 05/09/2017 về việc thu dọn cây cối hoa màu, tháo dỡ, di dời vật kiến trúc, công trình và tài sản khác nằm trên đất giao thông để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công dự án nâng cấp đường ĐT 386, ngày 23/11/2017 UBND xã Tiên Tiến đã ra Thông báo "v/v Hỗ trợ thi công nâng cấp đường ĐT 386 đoạn qua xã Tiên Tiến" cho các hộ gia đình có đất nằm trên đất giao thông, điển hình là hộ gia đình ông Vũ Văn Giáp, ông Vũ Hữu Tác (thôn Hoàng Xá, xã Tiên Tiến) bắt buộc phải phối hợp với UBND xã cùng đơn vị thi công và các cơ quan chức năng, đơn vị có liên quan thực hiện vào hồi 9h ngày 28/11/1017 đến khi thực hiện xong.Sau 5 ngày ra Thông báo, vào sáng 28/11/2017, UBND xã Tiên Tiến đã phối hợp cùng đại diện UBND huyện là ông Lê Xuân Mai - Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường và các lực lượng tham gia hỗ trợ thi công đã đến thực hiện việc "hỗ trợ thi công'' múc đi một phần đất của 2 hộ gia đình ông Giáp và ông Tác vì lí do rằng phần đất của 2 hộ gia đình này đều nằm trên đất giao thông.
Điều đáng nói, tại thời điểm đó, căn cứ vào biên bản làm việc giữa UBND xã Tiên Tiến với 2 hộ ông Giáp và ông Tác thì 2 hộ gia đình này đều không đồng ý với việc ''hỗ trợ thi công'' trên vì việc chính quyền xã thực hiện múc đất thuộc phần đất thổ cư của gia đình đã được thể hiện trong bản đồ năm 1998 là trái pháp luật, bản chất là cưỡng chế thu hồi đất nhưng chưa có quyết định cưỡng chế thu hồi đất của dân để giải phóng mặt bằng chứ không phải "hỗ trợ thi công''.
Trao đổi với PV, về việc trên, ông Vũ Văn Giáp cho biết: “Ngày hôm đó, chính quyền xã cùng với lực lượng công an, cán bộ huyện đã cho máy xúc xuống múc đất, đào xới phần đất của gia đình tôi, tôi không đồng ý với việc làm này của ông Nguyễn Quý Bình - Chủ tịch UBND xã Tiên Tiến và cán bộ xã vì phần đất này thuộc đất thổ cư của gia đình tôi đã được thể hiện, đo vẽ vào năm 1998 theo bản đồ của Sở Địa chính Hưng Yên”.
Tương tự, ông Vũ Hữu Tác cũng bức xúc: “Phần đất mà UBND xã Tiên Tiến thực chất là cưỡng chế chứ không phải hỗ trợ thi công là phần đất thổ cư được thể hiện trên bản đồ năm 1998 có đầy đủ căn cứ pháp lý, việc xã ra văn bản Thông báo hỗ trợ thi công yêu cầu gia đình tôi phải giao đất và tiến hành cưỡng chế đất là trái quy định pháp luật, tôi hoàn toàn không đồng ý”.Trong khi đó, trao đổi về vấn đề này trong buổi làm việc với PV Báo Tài nguyên và Môi trường ngày 08/12/2017, ông Nguyễn Quý Bình - Chủ tịch UBND xã Tiên Tiến lại phủ nhận việc cưỡng chế thu hồi đất thổ cư của dân và khẳng định chỉ hỗ trợ thi công thu hồi phần đất giao thông.
"Chúng tôi chỉ múc một phần rãnh đất thuộc đất giao thông chứ không đụng vào phần đất hay phá rỡ bất cứ thứ gì của người dân, việc này có thành phần cấp trên ghi nhận, cũng có một số cơ quan báo đài ghi nhận. Trước khi ra Thông báo hỗ trợ thi công thì xã cũng đã có văn bản báo cáo với huyện và đã được huyện đồng ý tại Văn bản số 792/UBND-TNMT ngày 21/11/2017''.
Tuy nhiên, nếu đối chiếu câu trả lời của ông Bình và căn cứ vào biên bản làm việc ngày 28/11/2017 giữa UBND xã và các hộ sau khi múc đất thì hầu hết ý kiến của các hộ dân đều không đồng ý và cho rằng UBND xã đã múc phần đất thổ cư là trái quy định của pháp luật.
''Theo tôi được biết thì không có văn bản quy phạm pháp luật gọi là 'hỗ trợ thi công', với thẩm quyền của mình và nếu phần đất đó là đất giao thông thì xã cũng sẽ phải ra quyết định cưỡng chế trước khi làm việc'', ông Giáp bức xúc.
Điều đáng nói ở chỗ, một gia đình khác kề sát nhà ông Giáp, ông Tác là hộ gia đình ông Hoàng Văn Chức cũng mua thửa đất cùng thời điểm nhưng được UBND huyện Phù Cừ thống nhất sẽ căn cứ vào bản đồ năm 1998 để thực hiện thu hồi đất, GPMB và đền bù để phục vụ dự án nâng cấp đường ĐT 386.Cụ thể, sau khi hộ gia đình ông Hoàng Văn Chức nhận được Thông báo về việc thu hồi đất GPMB để làm đường giao thông, ông Chức đã có ý kiến và khiếu nại lên UBND huyện đề nghị giải quyết với nội dung UBND huyện phải căn cứ vào bản đồ năm 1998 làm cở sở đề giải quyết. Về việc này, sau đó UBND huyện đã cùng ông Chức có buổi làm việc và đưa ra thống nhất là sẽ căn cứ vào hồ sơ năm 1998 là cơ sở pháp lý giải quyết.
Sau đó, ngày 28/11/2017, ông Chức đã đồng ý cho UBND xã Tiên Tiến múc đi 39.3 m2 đất nhưng từ đó đến nay ông Chức vẫn chưa nhận được tiền đền bù, chưa rõ ràng, chưa minh bạch nên điều này khiến ông Chức vẫn tiếp tục khiếu nại đề nghị giải quyết.
Cưỡng chế thu hồi đất sai quy định
Liên quan đến việc này, tại buổi làm việc giữa PV Báo Tài nguyên và Môi trường và UBND huyện Phù Cừ ngày 04/01/2018, đại diện phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phù Cừ thừa nhận là không có luật cũng như văn bản dưới Bộ luật nào quy định việc "hỗ trợ thi công" mà chỉ căn cứ theo đề nghị của đơn vị thi công là Công ty CP đầu tư Thịnh Phát và để đảm bảo tiến độ GPMB.
Để rộng đường dư luận về sự việc này, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trịnh Cẩm Bình - Công ty Luật Biển Đông (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội).
Theo đó, nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp luật, Luật sư Trịnh Cẩm Bình cho biết, trong việc GPMB được quy định rất chặt chẽ, không có quy định nào cho phép việc hỗ trợ thi công là để cưỡng chế thu hồi đất. "Khi thực hiện múc đất, thu hồi đất thì phải có quyết định cưỡng chế và phải đúng quy định của pháp luật'', Luật sư Bình nhận định.Ngoài ra, theo Luật sư Bình, nếu có quyết định cưỡng chế cũng phải nói rõ cho người dân biết là cưỡng chế gì, cưỡng chế như thế nào.
"Ở đây, trong khi người dân còn chưa đồng tình, đang có đơn từ khiếu nại mà thực hiện việc hỗ trợ thi công lấy đi phần đất của họ đã sử dụng ổn định nhiều năm là trái quy định của pháp luật", nữ Luật sư cho hay.
Cũng theo Luật sư Trịnh Cẩm Bình, hiện không có một văn bản pháp luật nào quy định việc hỗ trợ thi công và người dân phải chấp hành việc hỗ trợ thi công của xã Tiên Tiến. "Người dân có quyền phản đối việc hỗ trợ thi công và chỉ chấp hành quyết định cưỡng chế bàn giao mặt bằng khi mọi chuyện đã được giải quyết, không còn khiếu nại", Luật sư Bình nhìn nhận.
Về việc người dân không đồng ý bàn giao diện tích mà UBND xã Tiên Tiến xác định là đất giao thông, Luật sư Bình cho rằng, trước hết muốn thu hồi đất của dân phải xác minh nguồn gốc đất và hiện trạng sử dụng đất.
Trong khi đó, về việc UBND xã Tiên Tiến căn cứ vào văn bản đo giao đất và phiếu thu từ năm 1994 (phô tô không công chứng) để làm căn cứ khẳng định nguồn gốc đất, diện tích đất của hộ gia đình ông Giáp là 105 m2, Luật sư Bình cho rằng không hợp lý.
"Việc căn cứ vào văn bản giao đất phô tô để khẳng định rằng người dân chỉ mua 105 m2 là không hợp lý. Hơn nữa, các giấy tờ lại không đủ tính chất pháp lý khi không có chữ ký của chủ hộ thì làm sao chính quyền địa phương lại căn cứ vào đó đến xác định diện tích đất của người dân", Luật sư Bình nói thêm.
Cũng theo Luật sư Bình, hiện tại theo Luật Đất đai hoặc Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có quy định là việc nếu người dân đã sử dụng diện tích đất ổn định, lâu dài, không xảy ra tranh chấp, không bị xử phạt về việc xây dựng, lấn chiếm đất... thì người dân có quyền thực hiện kê khai để làm hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu thu hồi thì phải đền bù cho người dân.
Điều đáng nói, hộ ông Tác, ông Chức không có văn bản đo giao đất nhưng không hiểu tại sao UBND xã Tiên Tiến có thể khẳng định các hộ nhà ông Tác, ông Chức, ông Giáp cùng mua diện tích đất là 105 m2 vào thời điểm năm 1994.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.