Phát triển nhân lực, trọng dụng nhân tài ngành tài nguyên và môi trường - Nên trở thành tất yếu

An Thanh| 09/06/2022 08:29

(TN&MT) - Như trên đã nói, công nghệ 4.0 đã đem đến những bước tiến vượt trội cho cuộc sống, thể hiện thế mạnh rõ rệt ở vào những thời điểm biến động như các đợt dịch Covid-19 vừa qua. Ở một số môi trường học tập, điển hình trong ngành tài nguyên và môi trường, E-Learning đã kéo gần khoảng cách không gian tương tác giữa các đối tượng với nhau, lấp đầy những khiếm khuyết hạn chế do việc giãn cách xã hội mang lại.

Thế nhưng, hình thức học ưu việt này hiện mới chỉ được áp dụng trong một số ít cơ sở đào tạo của ngành và các doanh nghiệp tư nhân mà chưa được sử dụng trong hệ thống trường học chính quy do một số khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Việc này đặt ra câu hỏi: Hiện khó khăn đang nằm ở đâu? Để giải quyết những trì hoãn này liên quan đến vấn đề gì? Liệu có phải chỉ trong hoàn cảnh khó khăn thì mới khiến con người có động lực vươn lên, còn khi mọi việc trở nên thuận lợi suôn sẻ, những nếp cũ, thói quen cũ lại dễ dàng quay lại?

8-4-.jpg

Trước tiên phải kể đến khó khăn. Một trong những khó khăn đối với các trường đại học, đó là việc chuyển đổi số các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng để phục vụ triển khai E-learning yêu cầu thời gian và tương đối phức tạp do phải đảm bảo thuận lợi nhất cho học viên có thể truy cập từ nhiều thiết bị khác nhau như máy tính, điện thoại Anroid, iOS với giao diện, tính năng được thiết kế riêng biệt phù hợp với điều kiện cụ thể của trường, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin của lớp học và của học viên.

Hình thức dạy học trực tuyến này cũng sẽ gặp khó trong việc tổ chức các hoạt động bài tập nhóm, đóng vai tình huống, tham quan thực tế hoặc những nội dung cần sự hướng dẫn cụ thể của giảng viên với từng vấn đề riêng của học viên/nhóm học viên phát sinh trong quá trình trao đổi, thảo luận trên lớp.

Làm thế nào để mô hình được cho là ưu việt có thể được ứng dụng rộng và xu thế tất yếu của ngành giáo dục trở thành thiết nghĩ, các trường cần liên kết lại trên một nền tảng chung; xây dựng và ban hành Quy chế quản lý đào tạo trực tuyến. Trong đó, tập trung đến việc quản lý hệ thống đào tạo trực tuyến.

Mặt khác, phải giám sát được quá trình tổ chức đào tạo, có hệ thống thi và kiểm tra đánh giá trực tuyến đảm bảo trung thực, khách quan theo yêu cầu của chương trình bồi dưỡng; lưu được hồ sơ quản lý học tập của từng học viên…

Đồng thời, phải thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi học thuật, kinh nghiệm giảng dạy, truyền cảm hứng giữa các giảng viên/báo cáo viên nhằm tăng sức hấp dẫn cũng như sự hào hứng của học viên trong môi trường dạy và học. Mặc dù việc triển khai E-learning còn gặp nhiều khó khăn trong các trường học, nhưng không thể phủ nhận khoảng thời gian đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp chính là thời điểm tạo chất xúc tác cho sự phát triển mạnh mẽ của E-Learning, khiến nó trở thành phương án tối ưu duy trì hoạt động giáo dục. Việc tương tác trực tuyến được nhiều nền tảng triển khai và ứng dụng dễ dàng, kết nối chưa bao giờ đơn giản đến thế.

Tuy nhiên, việc sử dụng hệ thống E-learning ở Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh được tận dụng trên cơ sở của Dự án “Tính bền vững vùng ven biển và đồng bằng cho khu vực Đông Nam Á - Marine Coastal and Delta Sustainability for Southeast Asia (MARE)” chứ không phải trên một nền tảng của hệ thống giáo dục chính quy. Vì vậy, dù đến thời điểm hiện tại, MARE đã khẳng định tính ưu việt trong sử dụng đối với sinh viên Đại học TN&MT TP. HCM, đáp ứng nhu cầu của đơn vị trong việc quản lý, giám sát chất lượng dạy và học của giảng viên và sinh viên, đặc biệt trong bối cảnh như đại dịch Covid-19, tuy nhiên công nghệ này vẫn mang tính tự phát nhỏ lẻ ở một vài đơn vị và đang có chiều hướng chỉ khép lại ở các đơn vị đó bởi nhu cầu đặt ra không còn bức thiết như thời điểm giãn cách.

Liệu trong điều kiện bình thường mới, khi Covid-19 không còn là nỗi lo, không còn là hàng rào cách trở, mô hình này có được duy trì, triển khai, nhân rộng trong hệ thống và trở thành xu thế tất yếu của ngành giáo dục hay không, hay nhân tố ưu việt trong xu thế tất yếu lại trở về vai thứ yếu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát triển nhân lực, trọng dụng nhân tài ngành tài nguyên và môi trường - Nên trở thành tất yếu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO