Phát triển điện khí ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Tại Hội thảo “Phát triển điện khí ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức” vừa diễn ra tại Hà Nội, các chuyên gia đã cùng phân tích, nhận định về xu hướng phát triển năng lượng sạch và những cam kết của Việt Nam về phát thải. Đồng thời, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho phát triển điện khí LNG tại Việt Nam về chính sách giá nhập khẩu LNG, giá điện từ điện khí LNG, cơ chế đầu tư vào điện khí, cơ sở hạ tầng các nhà máy điện khí.
TS. Mai Duy Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Sạch Việt Nam cho biết: Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) đã xác định rõ một trong những định hướng phát triển điện lực quốc gia là: Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng hóa thạch trong nước kết hợp với nhập khẩu, giảm dần tỷ trọng nhiệt điện than, ưu tiên phát triển điện khí trong nước, phát triển các nguồn điện khí LNG nhập khẩu với quy mô phù hợp.
Cơ cấu nguồn điện định hướng đến năm 2030: nhiệt điện khí trong nước đạt 14.930 MW (9,9%), nhiệt điện LNG đạt 22.400 MW (14,9%); đến năm 2050: nhiệt điện khí trong nước và chuyển sử dụng LNG đạt 7.900 MW (1,4 - 1,6%), nhiệt điện khí trong nước chuyển chạy hoàn toàn bằng hydro đạt 7.030 MW (1,2 - 1,4%), nhiệt điện LNG đốt kèm hydro đạt 4.500 - 9.000 MW (0,8 - 1,8%).
Phát triển điện khí LNG giúp tăng hiệu quả trong sản xuất điện, giảm sự phụ thuộc vào nhiệt điện than, giảm phát thải, bảo vệ môi trường và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của đất nước vì LNG là dạng năng lượng có phát thải thấp, đang có xu hướng sử dụng rộng rãi, đặc biệt khi Việt Nam đã tham gia vào cam kết quốc tế giảm phát thải gây ô nhiễm sau Hội nghị COP21.
TS. Mai Duy Thiện cũng nhận định, việc chuyển dịch sang năng lượng xanh - sạch, trong đó có phát triển điện khí LNG không dễ dàng có thể thực hiện một sớm một chiều.
Phân tích về một số khó khăn, thách thức trong phát triển nhiệt điện khí tại Việt Nam, các chuyên gia nhận định, một trong những thách thức lớn nhất của phát triển điện khí là sự thiếu hụt nguồn khí trong nước và tăng phụ thuộc nguồn LNG nhập khẩu không chỉ để cung cấp cho các dự án điện khí LNG mới mà còn là cấp thiết để bù đắp cho nguồn khí nội địa cung cấp cho các nhà máy điện khí hiện hữu sẽ bị thiếu hụt trong tương lai khi giá LNG nhập khẩu biến động theo giá thị trường quốc tế.
Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong xây dựng, vận hành các dự án kho cảng LNG và chuỗi dự án điện khí sử dụng LNG; việc nhập khẩu LNG phải theo các thông lệ quốc tế. Trong khi đó, khuôn khổ pháp lý hiện hành cho các dự án LNG ở Việt Nam chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Việt Nam hiện chưa có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan địa điểm, thiết kế, xây dựng và vận hành các cơ sở hạ tầng phục vụ nhập khẩu khí LNG.
Để phát triển ngành điện khí, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thường Lạng, Giảng viên cao cấp Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cho rằng: Nhà nước phải có các biện pháp khuyến khích hoặc các biện pháp bảo hộ cần thiết. Thứ hai, trong giai đoạn đầu phải có hỗ trợ từ Nhà nước. Chẳng hạn như hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ về cơ chế chính sách, làm sao chi phí cho ngành điện khí giảm đi. Thứ ba, cần tạo ra thị trường cạnh tranh trên cơ sở đó có nhiều thành phần tham gia thị trường. Đó là động lực cho thị trường phát triển. Nhìn xa hơn nữa tiềm năng của ngành điện khí rất lớn, chúng ta có thể nghĩ đến xu hướng quốc tế. Do đó có thể hỗ trợ các doanh nghiệp lớn của ngành điện khí Việt Nam tiến hành đầu tư vào các mỏ khí, phát triển điện khí ở các nước khác.
Đại diện Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS), ông Huỳnh Quang Hải - Phó Tổng Giám đốc PV GAS cho rằng, cần cập nhật, bổ sung, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện phát triển các dự án điện khí và thị trường LNG trong tương lai; xem xét triển khai xây dựng các kho LNG theo mô hình “kho cảng LNG trung tâm cung cấp cho các trung tâm nhiệt điện vệ tinh” để tối ưu hiệu quả đầu tư; rà soát bảo đảm tính đồng bộ, gắn kết giữa các quy hoạch và kế hoạch thực hiện các quy hoạch;…
Tại Hội thảo, các chuyên gia đã đưa ra những kiến nghị: Để thúc đẩy phát triển điện khí trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khung pháp lý, công khai các quy hoạch năng lượng, hệ thống đấu nối và những vấn đề liên quan khác nhằm tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn và các cơ chế chính sách thông thoáng, minh bạch, công bằng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư theo cơ chế thị trường.
Nhà nước phải có các biện pháp khuyến khích hoặc các biện pháp bảo hộ cần thiết. Chẳng hạn như hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ về cơ chế chính sách, làm sao chi phí cho ngành điện khí giảm đi. Cần tạo ra thị trường cạnh tranh trên cơ sở đó có nhiều thành phần tham gia thị trường. Đó là động lực cho thị trường phát triển. Nhìn xa hơn nữa tiềm năng của ngành điện khí rất lớn, chúng ta có thể nghĩ đến xu hướng quốc tế... Do đó có thể hỗ trợ các doanh nghiệp lớn của ngành điện khí Việt Nam tiến hành đầu tư vào các mỏ khí, phát triển điện khí ở các nước khác.
Nhà nước phải có các biện pháp khuyến khích hoặc các biện pháp bảo hộ cần thiết. Chẳng hạn như hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ về cơ chế chính sách, làm sao chi phí cho ngành điện khí giảm đi. Cần tạo ra thị trường cạnh tranh trên cơ sở đó có nhiều thành phần tham gia thị trường. Đó là động lực cho thị trường phát triển...
Cùng với đó, hỗ trợ các doanh nghiệp lớn của ngành điện khí Việt Nam tiến hành đầu tư vào các mỏ khí, phát triển điện khí ở các nước khác. Mở rộng hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ để cung cấp thêm trữ lượng và sản lượng khai thác ở các khu vực tiềm năng, sâu và xa bờ nhằm đáp ứng kế hoạch phát triển công nghiệp khí giai đoạn tới. Xây dựng chiến lược, kế hoạch cụ thể cho vấn đề nhập khẩu LNG là rất cần thiết để có thể hình thành thị trường LNG. Tập trung ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu LNG…