Biến đổi khí hậu

Ninh Thuận ứng phó biến đổi khí hậu: Giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực

Đỗ Vương 16/01/2024 - 09:15

(TN&MT) - Ninh Thuận thuộc vùng cực Nam Trung Bộ của Việt Nam đang trở thành điểm nóng của sự chú ý khi phải đối mặt với những thách thức từ biến đổi khí hậu (BĐKH).

Phần lớn hệ thống sông, suối trên địa bàn tỉnh ngắn và rất dốc nên mùa lũ nước sông lên nhanh và cũng xuống nhanh; mùa cạn mực nước xuống thấp, nhiều sông, suối bị tắt dòng khiến cho một số sông vùng hạ lưu bị xâm nhập mặn ngày càng nhiều.

Ngay từ những tháng đầu năm, theo cảnh báo của Đài khí tượng thủy văn (KTTV) khu vực Nam Trung Bộ về sự xuất hiện của hiện tượng El Nino và được cập nhật 2 tháng một lần về hiện tượng thời tiết đặc biệt này. Cơ quan thường trực Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thường xuyên tiếp nhận thông tin, chủ động chỉ đạo các địa phương trong tỉnh rà soát diễn biến của tình hình hạn hán, thiếu nước cục bộ.

7abc.jpg
Điện gió - thế mạnh thu hút nhiều dự án đầu tư tại Ninh Thuận

Hạn hán tác động nặng nề đến môi trường, kinh tế, chính trị xã hội và sức khỏe con người. Về môi trường, hạn hán đe dọa sự sống của các loài động thực vật, quần cư hoang dã, làm giảm chất lượng không khí, nước, làm gia tăng nguy cơ cháy rừng, xói lở đất. Các tác động này có thể kéo dài và không khôi phục được. Trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, hạn hán làm giảm năng suất cây trồng, giảm diện tích gieo trồng, giảm sản lượng cây trồng, chủ yếu là sản lượng cây lương thực. Tăng chi phí sản xuất nông nghiệp, giảm thu nhập của lao động nông nghiệp. Tăng giá thành và giá cả các lương thực. Giảm tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi. Các nhà máy thủy điện gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành.

Trước tình hình đó, tỉnh Ninh Thuận đã đề ra nhiều giải pháp thích ứng BĐKH như: Hoàn thiện hệ thống pháp lý nhằm thúc đẩy hoạt động thích ứng với BĐKH. Cụ thể: Hoàn thành văn bản hướng dẫn liên quan đến thích ứng với BĐKH; Hướng dẫn đánh giá tác động, tình trạng dễ bị tổn thương, tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do BĐKH; Hướng dẫn lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH vào hệ thống chiến lược, quy hoạch; Thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá các hoạt động thích ứng BĐKH; Tuyên truyền nâng cao nhận thức và hợp tác quốc tế về thích ứng với BĐKH. Củng cố, nâng cấp, xây mới các đoạn đê biển, kè biển, đê sông xung yếu ở huyện Ninh Hải, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, phát triển rừng chắn sóng, chắn cát nhằm bảo đảm chống chịu được với thiên tai theo kịch bản BĐKH, nước biển dâng và xâm nhập mặn. Thay đổi nhận thức canh tác nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao năng lực thích ứng, đảm bảo sinh kế cho người dân những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, đặc biệt là các phường, xã ven biển, cửa sông, vùng trũng thấp. Tăng cường hệ thống kiểm soát, dự báo, phòng chống cháy rừng. Tăng cường quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên. Thành lập ngân hàng giống cây trồng.

Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, có chính sách hỗ trợ để khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất, áp dụng những công nghệ mới thân thiện với môi trường. Nghiên cứu áp dụng mô hình khu công nghiệp, cụm công nghiệp xanh trên địa bàn tỉnh. Tái cơ cấu kinh tế theo hướng giảm các ngành sử dụng nhiều năng lượng (chế biến thực phẩm, cơ khí chế tạo,...), tăng cường các ngành công nghiệp sử dụng năng lượng thấp (dệt may, điện tử viễn thông, tiểu thủ công nghiệp,...). Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, phát triển đô thị: Hạn chế thay đổi địa hình, nghiêm cấm việc tự ý đào núi, ngăn, lấp hoặc thay đổi các dòng chảy tự nhiên của sông suối.

Ngoài ra, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK) cũng góp phần giảm thiểu tối đa tác động BĐKH: Kiểm kê KNK và thúc đẩy phát triển thị trường các-bon; Thực hiện kiểm kê KNK cấp tỉnh, góp phần hoàn thiện mức kiểm kê và thúc đẩy phát triển thị trường các-bon cấp quốc gia. Xây dựng và vận hành hệ thống kiểm kê KNK và quản lý cơ sở dữ liệu về KNK làm nền tảng cho các công cụ chính sách giảm nhẹ tác động của BĐKH.

Thúc đẩy sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, phát triển và sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trong công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải; Thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng các-bon thấp, tái cấu trúc các ngành kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực tiêu tốn ít năng lượng, từng bước hạn chế phát triển các nhóm ngành kinh tế tiêu tốn nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế thấp. Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, dự án về phát triển, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học, năng lượng mới,...

Đẩy mạnh các hành động giảm nhẹ KNK và tăng cường các bể hấp thụ KNK; Nghiên cứu, áp dụng các quy trình, công nghệ sử dụng hiệu quả giống, thức ăn, vật tư nông nghiệp, tài nguyên đất, nước và giảm nhẹ phát thải KNK trong sản xuất nông nghiệp,... Triển khai các quy hoạch, phương án, công nghệ quản lý, xử lý chất thải và tái sử dụng nước thải nhằm giảm nhẹ phát thải KNK.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ninh Thuận ứng phó biến đổi khí hậu: Giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO