(TN&MT) - Ngày 2/3/2018 (tức ngày 15 rằm tháng Giêng âm lịch), rất đông người dân đã đổ về các ngôi chùa của Thủ đô để đi lễ Phật dịp này, càng về tối thì dòng người đến các chùa một đông.
Rằm tháng Giêng (còn gọi là Tết Nguyên tiêu hay lễ Thượng Nguyên) là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, có ý nghĩa rất quan trọng, được xem là một trong hai ngày rằm lớn nhất trong năm.
Trong số các ngôi chùa thu hút người dân đi lễ ngày rằm tháng Giêng có chùa Phúc Khánh và ước tính Tết Nguyên tiêu năm nay chùa Phúc Khánh có tới gần 1 vạn người đến lễ Phật.
Qua tìm hiểu, được biết chùa Phúc Khánh có lịch sử từ thời Hậu Lê, vốn là cơ sở đào tạo tăng tài cho Phật giáo nước nhà. Chùa luôn là điểm đến của hàng ngàn tăng ni phật tử không chỉ ở Hà nội mà còn khắp các tình thành trong cả nước về dự lễ mỗi dịp tuần rằm quan trọng, như rằm tháng Giêng hay rằm tháng Bảy (vu lan)... Người dân trong vùng thường gọi chùa với tên quyen thuộc chùa Sở, hay chùa Thịnh Quang theo tên địa danh nơi thờ Đức Phật. Hàng năm dòng người đổ về đây lễ Phật cầu an, dâng sao giải hạn, cầu siêu rất đông.
Chúng tôi có mặt tại chùa Phúc Khánh, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội từ lúc 16h và phải tới 19h tối các nghi lễ chính thức mới được tiến hành. Song ngay từ đầu giờ chiều đã có đông đảo người dân đứng xếp hàng ngay ngắn, trật tự từ các khu vực ngoài cổng chính và hai cổng phụ của chùa để được vào làm lễ.
Vì đến chùa từ rất sớm lên đa số người dân đều chuẩn bị đầy đủ gồm: giấy để ngồi, thức ăn cho bữa tối, thậm chí là cả kẹo bánh, hạt dưa... Bà Phạm Kim Hoa, số 12 Khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân cho biết, đã 15 năm nay, năm nào cũng đến chùa Phúc Khánh để lễ Phật ngày rằm tháng Giêng. Vì Chùa Phúc Khách năm nào cũng có rất đông người dân đi lễ, nên rút kinh nghiệm những năm trước đến muộn là không có chỗ ngồi, phải đến sớm từ 14h chiều để có một vị trí trong khu vực Tam bảo lễ Phật. Đi lễ chùa, mỗi người đều gửi gắm những lời cầu nguyện cho bản thân, gia đình, gia đạo được bình an, may mắn...
Bên cạnh đó, việc đốt vàng mã, chuyện xóa bỏ tục lệ này đang được người dân quan tâm và đồng thuận, ủng hộ, nhất là khi được Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức đưa ra đề nghị bằng văn bản. Quanh chùa Phúc Khánh rằm tháng Giêng này hầu như không có đốt vàng mã. Người dân cũng như phật tử chia sẻ rằng không nên quá lãng phí vào việc đốt nhiều vàng mã. Đốt vàng mã vừa lãng phí vừa gây ảnh hưởng đến môi trường, quan trọng là bản thân mỗi người phải sống tốt, làm việc thiện, ngoài xã hội còn biết bao trường hợp khó khăn cần phải giúp đỡ,...
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường ghi nhận được trong ngày lễ rằm tháng Giêng tại chùa Phúc Khánh, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Rằm tháng Giêng (còn gọi là Tết Nguyên tiêu hay lễ Thượng Nguyên) là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, có ý nghĩa rất quan trọng, được xem là một trong hai ngày rằm lớn nhất trong năm.
Trong số các ngôi chùa thu hút người dân đi lễ ngày rằm tháng Giêng có chùa Phúc Khánh và ước tính Tết Nguyên tiêu năm nay chùa Phúc Khánh có tới gần 1 vạn người đến lễ Phật.
Qua tìm hiểu, được biết chùa Phúc Khánh có lịch sử từ thời Hậu Lê, vốn là cơ sở đào tạo tăng tài cho Phật giáo nước nhà. Chùa luôn là điểm đến của hàng ngàn tăng ni phật tử không chỉ ở Hà nội mà còn khắp các tình thành trong cả nước về dự lễ mỗi dịp tuần rằm quan trọng, như rằm tháng Giêng hay rằm tháng Bảy (vu lan)... Người dân trong vùng thường gọi chùa với tên quyen thuộc chùa Sở, hay chùa Thịnh Quang theo tên địa danh nơi thờ Đức Phật. Hàng năm dòng người đổ về đây lễ Phật cầu an, dâng sao giải hạn, cầu siêu rất đông.
Chúng tôi có mặt tại chùa Phúc Khánh, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội từ lúc 16h và phải tới 19h tối các nghi lễ chính thức mới được tiến hành. Song ngay từ đầu giờ chiều đã có đông đảo người dân đứng xếp hàng ngay ngắn, trật tự từ các khu vực ngoài cổng chính và hai cổng phụ của chùa để được vào làm lễ.
Vì đến chùa từ rất sớm lên đa số người dân đều chuẩn bị đầy đủ gồm: giấy để ngồi, thức ăn cho bữa tối, thậm chí là cả kẹo bánh, hạt dưa... Bà Phạm Kim Hoa, số 12 Khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân cho biết, đã 15 năm nay, năm nào cũng đến chùa Phúc Khánh để lễ Phật ngày rằm tháng Giêng. Vì Chùa Phúc Khách năm nào cũng có rất đông người dân đi lễ, nên rút kinh nghiệm những năm trước đến muộn là không có chỗ ngồi, phải đến sớm từ 14h chiều để có một vị trí trong khu vực Tam bảo lễ Phật. Đi lễ chùa, mỗi người đều gửi gắm những lời cầu nguyện cho bản thân, gia đình, gia đạo được bình an, may mắn...
Bên cạnh đó, việc đốt vàng mã, chuyện xóa bỏ tục lệ này đang được người dân quan tâm và đồng thuận, ủng hộ, nhất là khi được Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức đưa ra đề nghị bằng văn bản. Quanh chùa Phúc Khánh rằm tháng Giêng này hầu như không có đốt vàng mã. Người dân cũng như phật tử chia sẻ rằng không nên quá lãng phí vào việc đốt nhiều vàng mã. Đốt vàng mã vừa lãng phí vừa gây ảnh hưởng đến môi trường, quan trọng là bản thân mỗi người phải sống tốt, làm việc thiện, ngoài xã hội còn biết bao trường hợp khó khăn cần phải giúp đỡ,...
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường ghi nhận được trong ngày lễ rằm tháng Giêng tại chùa Phúc Khánh, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.