Ngành du lịch Điện Biên 5 năm chưa thực hiện xong bước quy hoạch

Trần Hương| 17/11/2020 06:24

(TN&MT) - Sau 5 năm, kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1465/QĐ-TTg, ngày 22/8/2015, về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang, tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đến nay, Điện Biên chưa thực hiện xong bước quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết.

Đồi A1 - Điểm du lịch nằm trong quần thể chiến trường Điện Biên Phủ được đưa vào quy hoạch theo Nhiệm vụ quy hoạch chung của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

Theo dự thảo Nhiệm vụ quy hoạch chung... của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đơn vị được UBND tỉnh Điện Biên giao thực hiện quy hoạch đã thu hẹp diện tích từ 18.085ha (có rất nhiều điểm du lịch tiềm năng của tỉnh Điện Biên) xuống còn 2.700ha và chỉ còn một số điểm được đưa vào Nhiệm vụ quy hoạch chung... là quần thể chiến trường Điện Biên Phủ và Khu du lịch sinh thái Pá Khoang.

Đây sẽ là điểm hạn chế của ngành du lịch tỉnh Điện Biên nếu không đưa những khu vực dự kiến sẽ phát triển thành Khu du lịch quốc gia, theo Quyết định 1465 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 22/8/2015.

Trao đổi với PV Báo Tài nguyên và Môi trường, ông Phạm Việt Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Điện Biên, cho biết: Theo Quyết định 1465 của Thủ tướng thì việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang, tỉnh Điện Biên đến năm 2030 đang trong giai đoạn điều chỉnh quy mô, tên gọi và thời gian chỉnh lí. Theo quyết định 1465 của Thủ tướng thì phạm vi quy hoạch rất rộng gồm: huyện Tuần Giáo, huyện Điện Biên và TP. Điện Biên Phủ nên rất khó thực hiện.

Quần thể chiến trường Điện Biên Phủ và Khu du lịch sinh thái Pá Khoang được đưa vào quy hoạch theo Nhiệm vụ quy hoạch chung của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

Lẽ đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin ý kiến được đưa vào quy hoạch theo Nhiệm vụ quy hoạch chung của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên; các sở ngành, UBND, HĐND thông qua và ban hành nghị quyết việc điều chỉnh phạm vi quy hoạch, tên quy hoạch, quy trình thực hiện và thời gian kéo dài đến năm 2040 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, lấy tên gọi: Nhiệm vụ Quy hoạch chung Khu du lịch Pá Khoang – Mường Phăng thuộc Khu du lịch quốc gia Điện  Biên Phủ - Pá Khoang, tỉnh Điện Biên đến năm 2030. Đồng thời, xin Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho tỉnh Điện Biên phê duyệt.

Chính vì Nhiệm vụ quy hoạch chung... trải qua rất nhiều bước, nhiều lần lấy ý kiến, nhiều lần điều chỉnh bổ sung và trình lại phương án, nên sự việc kéo dài và chậm trễ.

Tháp Mường Luân

t

Thành Bản Phủ, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên.

Động Pa Thơm cùng với các điểm du lịch:Thành Bản phủ, Tháp Mường Luân, Suối khoáng U Va, Động Pa Thơm có trong Quyết định 1465 của Thủ tướng, là những lợi thế để phát triển chuỗi du lịch nhưng lại không nằm trong Dự thảo Quy hoạch chung của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

Cũng theo Quyết định số 1465 của Thủ tướng Chính phủ thì phạm vi Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang, tỉnh Điện Biên đến năm 2030 gồm 2 khu vực, gồm: Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang có diện tích là 15.585ha và diện tích khu vực dự kiến phát triển thành Khu du lịch quốc gia, gồm: Suối nước nóng Hua Pe, xã Thanh Luông, thành Bản Phủ, động Pá Thơm, cửa khẩu Tây Trang (huyện Điện Biên); tháp cổ Mường Luân, xã Mường Luận (huyện Điện Biên Đông) có diện tích là 2.500ha. Tổng cả 2 khu là 18.085ha.

Đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên xin chủ trương, lập dự thảo Nhiệm vụ quy hoạch chung... trình UBND, HĐND thông qua và ban hành nghị quyết kiến nghị chỉ lập Quy hoạch chung xây dựng với phạm vi bao trùm 2 phân khu: Khu sinh thái nghỉ dưỡng hồ Pá Khoang và Trung tâm sinh thái, văn hóa, lịch sử và môi trường Mường Phăng thuộc khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang, diện tích quy hoạch 2.700ha.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ngành du lịch Điện Biên 5 năm chưa thực hiện xong bước quy hoạch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO