Ngành TN&MT

Năm 2025: Xây dựng gần 50 văn bản pháp luật tài nguyên và môi trường

Phạm Oanh 11/02/2025 - 15:33

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo Chương trình công tác của Bộ, năm 2025 sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện 9 văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ và 39 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng.

Cụ thể, 9 văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ gồm: Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Địa chất và Khoáng sản về khai thác khoáng sản nhóm IV; Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định số 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và Điều 17 của Nghị định số 65/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;

Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị định quy định chi tiết Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất; Nghị định quy định chi tiết Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa;

Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Địa chất và Khoáng sản; Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường về trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm xử lý của nhà sản xuất, nhập khẩu; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 03/2019/NĐ-CP về hoạt động viễn thám; Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản.

Năm 2024, Bộ TN&MT đã hoàn thành 5 văn bản thuộc thẩm quyền của Quốc hội (trong đó có những Luật quan trọng như Luật Đất đai 2024, Luật Địa chất và Khoáng sản); 9 Nghị định trình Chính phủ ban hành; 1 quyết định trình Thủ tướng Chính phủ; ban hành 24 thông tư.

Với 39 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng sẽ bao trùm gồm hầu hết các lĩnh vực của ngành. Điển hình như:

Lĩnh vực đất đai gồm có: Thông tư quy định về tiêu chí theo dõi và đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất đai; Thông tư quy định chi tiết về xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn.

van-ban-phap-luat-nganh.jpg
Ảnh minh họa

Lĩnh vực môi trường gồm: Thông tư hướng dẫn về đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ; Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về chất thải; Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bãi chôn lấp chất thải rắn; Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ; Thông tư hướng dẫn kỹ thuật về phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và phục hồi môi trường sau sự cố môi trường...

Lĩnh vực khoáng sản gồm: Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Địa chất và Khoáng sản; Thông tư quy định kỹ thuật công tác điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản; Thông tư quy định về lập, thẩm định, phê duyệt đề án, dự án, nhiệm vụ, báo cáo, công bố kết quả điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản; Thông tư quy định về thu nhận, cung cấp dữ liệu, mẫu vật địa chất, khoáng sản…

Ngoài ra còn có: Thông tư quy định nội dung, cấu trúc và hướng dẫn khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu; Thông tư quy định kỹ thuật đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng bề mặt; Thông tư quy định chi tiết phạm vi điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới trên lãnh thổ Việt Nam; Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật quan trắc tài nguyên nước và cảnh báo, dự báo nguồn nước; Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:10.000…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Năm 2025: Xây dựng gần 50 văn bản pháp luật tài nguyên và môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO