Lai Châu là địa phương có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng: từ khoáng sản để làm nguyên liệu vật liệu xây dựng, đá trang trí mỹ nghệ, gốm sứ... đến khoáng sản quý hiếm (vàng, bạc, thiếc), một số khoáng sản trong lĩnh vực phát triển công nghiệp luyện kim (sắt, đồng, chì, kẽm...), công nghiệp điện hạt nhân (đất hiếm, uran, thori) và tài nguyên nước khoáng, nước nóng... Với nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng, nên việc quản lí và khai thác, sử dụng tài nguyên của Lai Châu cũng là một trong những vấn đề cấp thiết của địa phương này.
Đoàn cán bộ Lai Châu kiểm tra mỏ |
Ông Ngô Xuân Hùng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu, cho biết: Trong Quý I năm 2021, Sở đã thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt 1 hồ sơ cấp giấy phép khai thác, 1 hồ sơ gia hạn giấy phép khai thác và 2 hồ sơ đăng ký khai thác khoáng sản trong diện tích dư án đầu tư xây dựng công trình. Đồng thời tham mưu và báo cáo UBND tỉnh công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và tình hình hoạt động khoáng sản tại các khu vực được khoanh định, công bố có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Cùng với đó, Sở đề nghị tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động cấp phép khoáng sản tại mỏ đồng Lao Chải, xã Khun Há, huyện Tam Đường và mỏ chì kẽm Khun Há, xã Khun Há, huyện Tam Đường và đề xuất tham mưu giải quyết kiến nghị của Công ty TNHH Việt Thành đối với việc khai thác cát, sỏi trong phạm vị lòng hồ Thủy điện Bản Chát, xã Mường Mít, huyện Than Uyên; giải quyết đề nghị khai thác khoáng sản trong dự án trang trại chăn nuôi 12.000 lợn thuộc đội 6, thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên; đề xuất của Công ty TNHH MTV Vũ Gia Lai Châu.
|
Đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh thời hạn khai thác, thu hồi khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất xây dựng công trình thủy điện Nậm So 1, xã Thèn Sin, huyện Tam đường tỉnh Lai Châu; phúc đáp và thông báo yêu cầu tổ chức, các nhan có liên quan thực hiện quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Đề nghị cơ quan liên quan cung cấp số liệu thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản để Sở theo dõi và đề xuất tham mưu khi gặp những vướng mắc trong quá trình quản lí tài nguyên.
Điểm mỏ khai thác đá để làm vật liệu xây dựng thông thường ở Lai Châu |
Ông Hùng cho biết thêm: Trong thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh Lai Châu, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh năm 2020. Đồng thời ban hành văn bản yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên.
Cùng với đó, phê duyệt các hồ sơ hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản theo quy định; tiếp tục tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đến tổ chức, cá nhân; cử công chức tập huấn kiến thức pháp luật về tài nguyên và môi trường cho các công chức huyện, xã do UBND các huyện, thành phố tổ chức; đôn đốc các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động khoáng sản thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, kiểm tra việc chấp hành quy định về công suất, sản lượng khoáng sản hoạt động khai thác trên địa bàn tỉnh.