(TN&MT) - Hộ gia đình ông Giáp Văn Cải, trú tại thôn Bảo Lộc 1, xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam lợi dụng việc được cấp phép hạ độ cao mặt bằng để khai thác đất với số lượng gấp nhiều lần cho phép rồi mang đi bán. Tuy nhiên, đến nay sự việc vẫn không được xử lý dứt điểm.
Chính quyền có làm ngơ?
Liên quan tới việc lợi dụng hạ độ cao để khai thác hàng chục nghìn m3 đất mang đi bán trái phép tại hộ gia đình ông Giáp Văn Cải trú tại thôn Bảo Lộc 1, xã Bảo Sơn như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh, để có thông tin cụ thể về việc kiểm tra, xử lý của huyện Lục Nam, PV đã liên hệ với lãnh đạo huyện đề nghị được cung cấp thông tin.
Trao đổi với PV, ông Hà Quốc Hợp – Chủ tịch huyện Lục Nam cho biết, huyện đã kiểm tra và ban hành quyết định truy thu thuế về hành vi khai thác khoáng sản quá số lượng được cấp phép của ông Cải. Tuy nhiên, khi PV đề nghị cung cấp văn bản để chứng minh việc xử lý trên thì ông Hợp lại từ chối và đề nghị liên hệ với phòng Tài nguyên và Môi trường huyện để có thông tin.Theo hướng dẫn của ông Hợp, PV đã nhiều lần liên hệ với ông Nguyễn Duy Quảng – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Nam nhưng vị này liên tục cáo bận và không cung cấp thông tin xử lý việc khai thác đất của trường hợp ông Giáp Văn Cải.
Trước đó, như Báo Tài nguyên và Môi trường đã thông tin về việc hộ gia đình ông Giáp Văn Cải xin hạ độ cao lô đất 229 +231, khoảng 1 nhưng đã tranh thủ cho máy múc, ô tô vào khai thác ngày đêm để lấy đất với số lượng đất gấp nhiều lần cho phép. Điều đáng nói, việc này đã được phản ánh lên cơ quan chức năng nhưng không hiểu vì lý do gì mà ông Cải không bị xử lý.
Chia sẻ với PV, một hộ dân sống xung quanh cho biết, việc khai thác đất của ông Giáp Văn Cải đã diễn ra trong một thời gian dài.
''Ngày cũng như đêm, máy xúc, ô tô chở đất chạy ầm ầm từ thửa đất nhà ông Cải mang đi bán. Chúng tôi được biết, hộ ông Cải chỉ được hạ độ cao để lấy mặt bằng 2.900 m3 đất dư thừa nhưng không hiểu vì lý do lại khai thác gấp 10 như vậy mà không hề bị cơ quan nào kiểm tra, xử lý'', một người dân cho biết.Theo quan sát của PV tại địa điểm phản ánh, một khu vực rộng lớn đã bị múc sâu xuống từ 3 – 5 m để lấy đất, ước chừng khoảng 20.000 – 30.000 m3 đất đã được khai thác. Điều đáng nói, việc khai thác đất được thực hiện cả ngày lẫn đêm, ôtô chạy ầm ầm nhưng không hề có cơ quan nào vào kiểm tra, giám sát.
Được biết, ngày 10/11/2017 Sở TN&MT Bắc Giang ban hành Quyết định số 670/QĐ-TNMT do ông Nguyễn Văn Tuyến – Phó giám đốc Sở ký cho phép hộ ông Giáp Văn Cải được san gạt mặt bằng, hạ cốt nền tại lô đất 229 +231, khoảng 1 với khối lượng đất dư thừa là 2.900 m3 và được mang số lượng đất dư thừa làm nguyên liệu san lấp mặt bằng cho Nhà máy gạch Tuynel thuộc Công ty cổ phần đầu tư sản xuất gạch Ngọc Việt, xã Khám Lạng, huyện Lục Nam.
Vấn nạn lợi dụng hạ độ cao để khai thác đất
Theo tìm hiểu của PV, hiện nay trên địa bàn huyện Lục Nam, tình trạng lợi dụng hạ độ cao để khai thác đất đang là vấn đề nhức nhối, gây bức xúc trong nhân dân.
Cụ thể, tại thôn Đồng Dinh, xã Tiên Nha, hộ nhà ông Mạc cũng xin cấp phép hạ độ cao nhưng hiện nay số lượng đất đã khai thác gấp hàng chục lần so với số lượng được cấp phép. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác đất sét dựa vào giấy phép cải tạo ruộng để nuôi trồng thủy sản của hộ Nguyễn Văn Phiên, thôn Yên Thịnh, xã Yên Sơn.Theo một số người dân cho biết, việc khai thác đất sét của ông Phiên đã diễn ra trong một thời gian dài, các xe ôtô chở đất rơi vãi dọc tuyến đường hướng đi vào chùa Vĩnh Nghiêm thuộc xã Trí Yên, huyện Dũng, mỗi khi trời mưa đường trơn trượt, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cho người đi đường và trẻ em.
Trong vai một người dân để hỏi chuyện, một người tự xưng tên Luyến đang khai thác đất sét hộ ông Phiên cho biết việc khai thác đã được cơ quan chức năng cấp giấy phép. Sau khi hết giấy phép thì đã được UBND tỉnh Bắc Giang ký gia hạn nhưng về số lượng đất khai thác thì người này cho biết không khai thác quá số lượng.
Tuy nhiên, một số người dân xung quanh thắc mắc, việc khai thác đất sét diễn ra trong một thời gian dài như vậy thì liệu có giám sát được số lượng đất đã bị múc mang đi bán hay không. Không những vậy, liệu đây có phải là hình thức khai thác đất trá hình lợi dụng việc cải tạo ruộng hay không?
Trước thực trạng cấp giấp phép hạ độ cao rồi khai thác đất tràn lan, trao đổi với PV, ông Ngô Trí Dũng - Trưởng phòng Khoáng sản thuộc Sở TN&MT Bắc Giang cho biết hiện nay tỉnh Bắc Giang đã tạm dừng việc cấp phép hạ độ cao để đánh giá, xem xét lại hiệu quả cũng như thực tế nhu cầu của người dân.
“Nhiều trường hợp lợi dụng giấp phép hạ độ cao để khai thác đất trái phép, trong khi việc kiểm tra, giám sát của các cấp chính quyền từ xã, tới huyện còn chưa chặt chẽ, nhiều nơi còn buông lỏng” ông Dũng thừa nhận.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Chính quyền có làm ngơ?
Liên quan tới việc lợi dụng hạ độ cao để khai thác hàng chục nghìn m3 đất mang đi bán trái phép tại hộ gia đình ông Giáp Văn Cải trú tại thôn Bảo Lộc 1, xã Bảo Sơn như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh, để có thông tin cụ thể về việc kiểm tra, xử lý của huyện Lục Nam, PV đã liên hệ với lãnh đạo huyện đề nghị được cung cấp thông tin.
Trao đổi với PV, ông Hà Quốc Hợp – Chủ tịch huyện Lục Nam cho biết, huyện đã kiểm tra và ban hành quyết định truy thu thuế về hành vi khai thác khoáng sản quá số lượng được cấp phép của ông Cải. Tuy nhiên, khi PV đề nghị cung cấp văn bản để chứng minh việc xử lý trên thì ông Hợp lại từ chối và đề nghị liên hệ với phòng Tài nguyên và Môi trường huyện để có thông tin.Theo hướng dẫn của ông Hợp, PV đã nhiều lần liên hệ với ông Nguyễn Duy Quảng – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Nam nhưng vị này liên tục cáo bận và không cung cấp thông tin xử lý việc khai thác đất của trường hợp ông Giáp Văn Cải.
Trước đó, như Báo Tài nguyên và Môi trường đã thông tin về việc hộ gia đình ông Giáp Văn Cải xin hạ độ cao lô đất 229 +231, khoảng 1 nhưng đã tranh thủ cho máy múc, ô tô vào khai thác ngày đêm để lấy đất với số lượng đất gấp nhiều lần cho phép. Điều đáng nói, việc này đã được phản ánh lên cơ quan chức năng nhưng không hiểu vì lý do gì mà ông Cải không bị xử lý.
Chia sẻ với PV, một hộ dân sống xung quanh cho biết, việc khai thác đất của ông Giáp Văn Cải đã diễn ra trong một thời gian dài.
''Ngày cũng như đêm, máy xúc, ô tô chở đất chạy ầm ầm từ thửa đất nhà ông Cải mang đi bán. Chúng tôi được biết, hộ ông Cải chỉ được hạ độ cao để lấy mặt bằng 2.900 m3 đất dư thừa nhưng không hiểu vì lý do lại khai thác gấp 10 như vậy mà không hề bị cơ quan nào kiểm tra, xử lý'', một người dân cho biết.Theo quan sát của PV tại địa điểm phản ánh, một khu vực rộng lớn đã bị múc sâu xuống từ 3 – 5 m để lấy đất, ước chừng khoảng 20.000 – 30.000 m3 đất đã được khai thác. Điều đáng nói, việc khai thác đất được thực hiện cả ngày lẫn đêm, ôtô chạy ầm ầm nhưng không hề có cơ quan nào vào kiểm tra, giám sát.
Được biết, ngày 10/11/2017 Sở TN&MT Bắc Giang ban hành Quyết định số 670/QĐ-TNMT do ông Nguyễn Văn Tuyến – Phó giám đốc Sở ký cho phép hộ ông Giáp Văn Cải được san gạt mặt bằng, hạ cốt nền tại lô đất 229 +231, khoảng 1 với khối lượng đất dư thừa là 2.900 m3 và được mang số lượng đất dư thừa làm nguyên liệu san lấp mặt bằng cho Nhà máy gạch Tuynel thuộc Công ty cổ phần đầu tư sản xuất gạch Ngọc Việt, xã Khám Lạng, huyện Lục Nam.
Vấn nạn lợi dụng hạ độ cao để khai thác đất
Theo tìm hiểu của PV, hiện nay trên địa bàn huyện Lục Nam, tình trạng lợi dụng hạ độ cao để khai thác đất đang là vấn đề nhức nhối, gây bức xúc trong nhân dân.
Cụ thể, tại thôn Đồng Dinh, xã Tiên Nha, hộ nhà ông Mạc cũng xin cấp phép hạ độ cao nhưng hiện nay số lượng đất đã khai thác gấp hàng chục lần so với số lượng được cấp phép. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác đất sét dựa vào giấy phép cải tạo ruộng để nuôi trồng thủy sản của hộ Nguyễn Văn Phiên, thôn Yên Thịnh, xã Yên Sơn.Theo một số người dân cho biết, việc khai thác đất sét của ông Phiên đã diễn ra trong một thời gian dài, các xe ôtô chở đất rơi vãi dọc tuyến đường hướng đi vào chùa Vĩnh Nghiêm thuộc xã Trí Yên, huyện Dũng, mỗi khi trời mưa đường trơn trượt, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cho người đi đường và trẻ em.
Trong vai một người dân để hỏi chuyện, một người tự xưng tên Luyến đang khai thác đất sét hộ ông Phiên cho biết việc khai thác đã được cơ quan chức năng cấp giấy phép. Sau khi hết giấy phép thì đã được UBND tỉnh Bắc Giang ký gia hạn nhưng về số lượng đất khai thác thì người này cho biết không khai thác quá số lượng.
Tuy nhiên, một số người dân xung quanh thắc mắc, việc khai thác đất sét diễn ra trong một thời gian dài như vậy thì liệu có giám sát được số lượng đất đã bị múc mang đi bán hay không. Không những vậy, liệu đây có phải là hình thức khai thác đất trá hình lợi dụng việc cải tạo ruộng hay không?
Trước thực trạng cấp giấp phép hạ độ cao rồi khai thác đất tràn lan, trao đổi với PV, ông Ngô Trí Dũng - Trưởng phòng Khoáng sản thuộc Sở TN&MT Bắc Giang cho biết hiện nay tỉnh Bắc Giang đã tạm dừng việc cấp phép hạ độ cao để đánh giá, xem xét lại hiệu quả cũng như thực tế nhu cầu của người dân.
“Nhiều trường hợp lợi dụng giấp phép hạ độ cao để khai thác đất trái phép, trong khi việc kiểm tra, giám sát của các cấp chính quyền từ xã, tới huyện còn chưa chặt chẽ, nhiều nơi còn buông lỏng” ông Dũng thừa nhận.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.