Một phụ nữ thu gom chai nhựa để tái chế tại bãi rác ở ngoại ô Agartala, thủ phủ của bang Tripura, phía Đông Bắc Ấn Độ. Ảnh: Reuters |
Trên khắp các thị trấn và thành phố của Ấn Độ, những nơi thường được xếp có mức độ ô nhiễm nhất thế giới, việc thiếu sự quản lý có tổ chức đối với rác thải nhựa dẫn đến tình trạng xả rác tràn lan và ô nhiễm. Chương trình UNDP đã thu gom được 83.000 tấn rác thải nhựa bắt đầu từ năm 2018 cho đến nay. Theo ước tính chính thức, Ấn Độ tạo ra khoảng 3,4 triệu tấn rác thải nhựa hàng năm.
"Ở Ấn Độ, mặc dù, khoảng 60% nhựa được tái chế, chúng tôi vẫn thấy những thiệt hại mà ô nhiễm nhựa đang gây ra", Nadia Rasheed, Phó đại diện thường trú UNDP tại Ấn Độ cho biết.
UNDP đang làm việc với tổ chức tư vấn chính sách của Chính phủ Ấn Độ, NITI Aayog và đã cùng phát triển một mô hình “sổ tay” cho các thành phố tự trị địa phương cũng như khu vực tư nhân. Rasheed cho biết, tại Ấn Độ, thách thức lớn là làm thế nào để có thể mở rộng mô hình này.
Rasheed cho biết, chính phủ cần thực thi chặt chẽ hơn các biện pháp kiểm soát xung quanh việc đổ rác thải nhựa và còn 1 "chặng đường dài phía trước" để nâng cao nhận thức của các hộ gia đình, đồng thời cần phải đầu tư vào nghiên cứu các giải pháp thay thế.
Chương trình UNDP đã gánh chịu thất bại sau đại dịch COVID-19, dẫn đến sự gia tăng rác thải nhựa, bao gồm cả rác thải nhựa y tế, và ảnh hưởng đến sinh kế của những người thu gom, những người thường làm việc trong điều kiện độc hại.
Rasheed cho hay, có nhu cầu lớn để mở rộng các nỗ lực thu gom rác thải và nhu cầu này xuất hiện cùng lúc với nhiều hạn chế (liên quan đến đại dịch COVID-19) đang làm gián đoạn việc thu gom rác thải thông thường.
Hiện tại, nhựa chiếm 85% tổng khối lượng rác thải trên các đại dương. Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) dự đoán, đến năm 2040, con số này sẽ tăng gần gấp 3 lần, thêm 23-37 triệu tấn chất thải vào đại dương mỗi năm.
Ấn Độ cũng là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Mỹ, đã đặt mục tiêu đến năm 2070 đạt mức phát thải ròng bằng 0, muộn hơn nhiều so với các quốc gia khác và muộn hơn 20 năm so với khuyến nghị toàn cầu của Liên Hợp Quốc.